Tụng kinh là ở gần Phật
Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.
Tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền
Cả ba pháp ấy cùng khuyên nhau làm
Có Phật tử ở xa thưa hỏi việc tụng kinh niệm Phật, thầy trả lời:
Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.
Ngược lại nếu không thường xuyên tụng kinh niệm Phật toạ thiền thì dù ở chùa cũng cách xa Phật lắm.
Tụng kinh chữ Hán 誦經 là xướng đọc lên những lời giáo huấn của Phật (sa. Buddhavacana) thông qua các kinh điển (sa. Sutra) do đức Phật truyền dạy.
Tụng kinh là một trong những phương pháp tu tập, được thực hành rộng rãi ở mọi tông phái khác nhau của Phật giáo (Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim Cang thừa) là học thuộc lòng, quán xét nghĩa lý kinh văn một cách thấu đáo.
Ý nghĩa và công đức của tụng kinh
Tụng kinh Phật là phương pháp tu hành cần thiết của Phật giáo đối với cả người tu hành lẫn cư sĩ Phật tử.
Khi tụng kinh sẽ giúp tịnh tâm nhớ lại những lời dạy của Phật thì được gọi là mình niệm Pháp. Người tụng kinh sẽ một cách đọc một cách thành kính nhất những lời dạy của Đức Phật trong kinh điển phù hợp với chân lý và căn cơ của những chúng sanh, kết hợp với chuông và mõ.
Trì chú là thường niệm các câu thần chú Phật dạy, nắm giữ một cách chắc chắn lời bí mật của Chư Phật. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên cũng gọi là thần chú.
Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo, học theo, làm theo Ngài.
Người Phật tử, nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải thường tụng kinh, trì Chú và niệm Phật. Nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý.
Phần sự là phần thực hành tụng kinh niệm Phật trì chú tọa thiền
Phần lý là phần cao siêu khó thấu đáo, mà nếu chúng ta không tụng kinh, niệm Phật để cho tâm hồn được sáng suốt, tỏ ngộ các lý lẽ sâu xa huyền diệu trong kinh điển
Người nào quy y Tam Bảo xưng là Phật tử mà hàng ngày không tụng kinh lễ Phật, niệm Phật thì xem như chưa phải Phật tử đúng nghĩa.
Nơi tụng kinh phải được dọn dẹp sạch sẽ, bàn Phật phải được trang hoàng sao cho trang nghiêm.
Khi tụng kinh tâm phải tịnh, tập trung vào lời kinh Phật mà mình đang tụng, giúp mình có thể hiểu được ý nghĩa của từng câu kinh mà Phật, chư Bồ tát đã chỉ dạy trong Kinh.
Không nói chuyện và để tâm vào những chuyện chung quanh khi đến nơi tụng kinh.
Đúng giọng điệu nhịp nhàng khi tụng kinh.
Nên quỳ/ ngồi trang nghiêm khi tụng kinh trừ những người đã cao tuổi, bệnh tật thì có thể ngồi ghế.
Luôn phải giữ cho bản thân khi hành lễ được nghiêm chỉnh, khoan thai và trang trọng.
Có sự phân biệt nhỏ giữa "tụng kinh" và "đọc kinh". Tụng kinh thường là phương pháp tu tập mà người Phật tử học thuộc lòng kinh điển và xướng tụng có khi không cần xem kinh sách. Đọc kinh là phương pháp tu tập mà người Phật tử khi đọc tụng có xem kinh sách, để suy tư chiêm nghiệm về chân lý rồi thực hành lời Phật dạy.
Kinh Phật có công năng khai mở trí tuệ, phá trừ mê mờ, tiêu trừ nghiệp chướng cho nên tụng kinh rất lợi ích, khó có thể nói hết, ở đây chỉ nói một vài lợi ích thiết thực nhất
- Tụng kinh, học kinh giúp ta nâng cao trí tuệ, thông tỏ chân lý, hiểu biết thấu đáo và như thật về thực tướng của vạn vật
- Tụng kinh để thâu nhiếp sáu căn, tập trung tâm vào một dối tượng, làm cho ba nghiệp được thuần tịnh, nâng cao định lực và tăng cường sức mạnh của ý chí
- Tụng kinh giúp ta tăng trưởng phúc đức từ bi, tiêu trừ tai ương chướng nạn.
- Tụng kinh góp phần làm cho quốc thái dân an, xã hội ổn, định gia đình nhờ thế mà được an lạc và hòa thuận.
- Tụng kinh giúp con người nâng cao đạo đức phẩm chất làm người, hạn chế những việc ác đức trong xã hội, dạy dỗ con cái ngoan hiền...
- Góp phần tĩnh thức người chung quanh bằng lời kinh tiếng mõ.
- Tụng kinh là gieo trồng chủng tử Phật, hạt giống Phật trong tâm mình, tương lai sẽ thành Phật
Nhờ tụng kinh mà thông hiểu giáo lý và thực hành đúng chánh pháp.
Gợi ý những bài kinh ngắn cho các Phật tử cư sĩ tại gia nên tụng đọc hàng ngày: Kinh Phước đức, kinh Chuyển pháp luân, kinh sám hối, kinh Phổ Hiền hạnh nguyện, kinh Bát đại nhân giác, kinh Phổ môn, kinh người áo trắng....Mỗi ngày cả nhà tụng một thời kinh sẽ góp phần giúp cho gia đình yên ấm hạnh phúc con cái ngoan hiền...
Người Phật tử
Thường tụng kinh
Lễ Phật, toạ thiền
Tích cực hướng thiện
Sống gần Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tâm lìa tướng ngôn ngữ
Kiến thức 13:20 14/11/2024Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.
Cháo và trà
Kiến thức 10:24 14/11/2024Thiền sư Triệu Châu rất chú trọng Phật giáo trong sinh hoạt, sư ở bất cứ nơi nào cũng thể hiện thiền phong trong cuộc sống sinh hoạt.
Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần
Kiến thức 09:30 14/11/2024Phật giáo đời Trần thật xứng đáng với vai trò của hệ tư tưởng chủ đạo tích cực và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thời đại, phù hợp với truyền thống yêu nước, tạo nên một triều đại vàng son trong lịch sử nước nhà.
Thấy rõ sự thật về già bệnh để không quá buồn lo
Kiến thức 09:15 14/11/2024Trải qua thời gian thân này bị già là sự thật tất yếu. Già suy thì bệnh tật phát sinh cũng là tất nhiên. Ai rồi cũng như vậy, mọi sự vật hiện tượng đều như thế. Vậy thì chấp nhận sẽ an yên hơn chạy trốn hay chối bỏ hoặc lo sầu.
Xem thêm