Hướng dẫn cách tụng kinh đúng chuẩn
Lương Hòang Sám có đọan:"Chưa thấy người nào vâng lời Phật dạy tu các nghiệp lành mà mắc phải ác báo bần cùng xấu xí bệnh tật, bệnh hoạn, không được tự do, hay bị kẻ khác khinh chê, lăng nhục, nói năng không được người tin…".
Muốn thành tựu tất cả mọi điều đều như ý, thì phải “đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện”, lo gột rửa tâm mình, một mảy trần cũng không nhiễm. Nếu người y theo lời Phật dạy mà tu, một lòng đoạn ác hành thiện mà bị ác báo thì thật là vô lí.
Tôi từng nói: Có người trước khi niệm Phật tụng kinh, thân thể hay gia đình sự nghiệp đều ổn, nhưng sau khi trì giới niệm Phật tụng kinh rồi lại xảy ra chuyện: thực ra đây chính là quả báo nặng nề đời sau chuyển thành quả báo nhẹ nhàng trong hiện tại, được cảm ứng dứt nghiệp.
Bởi vì trước khi trì giới, họ từng sát sinh tạo ác làm chướng ngại người…Chỉ cần đừng thối tâm, cứ bền bỉ kiên nhẫn, qua một thời gian thì sự nghiệp, gia đình…thảy đều chuyển tốt, chướng ngại tiêu tan. Khi mắc bệnh thì có thể dùng thuốc nhưng không nên dùng thuốc có thành phần động vật trong đó. Phải loại bỏ thành phần động vật đi, rồi tụng ba biến “Chú Đại Bi” gia trì vào thuốc sẽ thấy hiệu quả.
Tụng kinh sẽ đạt được những điều gì?

Lưu ý: Thành tâm sám hối tội lỗi xưa là rất cần thiết, quan trọng. Có thể nói rằng nếu như bạn không học Phật, thì hiện giờ không xảy ra vấn đề gì, nhưng sau này sẽ phát sinh chuyện nặng nề hơn.
Hiện tại sau khi tu học theo Phật mà bạn bị xảy ra những chuyện không hay như thường phải gặp những người chống đối, thường làm khổ ta cách này hay cách khác, thì phải dùng tâm “luôn nhận lỗi mình, chớ bàn lỗi người để ứng phó; bởi săm soi lỗi người tức là lỗi ở ta”. Nên vì những người đối nghịch với mình mà thành tâm quỳ trước Phật đọc tụng 3 hay 7,21 hoặc 49, hay tụng đến 108 bộ Kinh Địa Tạng hồi hướng cho họ.( đọc kinh là nhìn vào quyển kinh mà đọc, tụng là đọc thuộc lòng quyển kinh - theo cách giải thích của HT Tuyên Hóa).
Vì sao phải hồi hướng cho họ?
Bởi: “Muốn biết nhân kiếp trước nhìn quả thọ đời này”, do đời quá khứ bạn từng thiếu nợ" kẻ đáng ghét" đó, thế nên họ mới đến đòi nợ bạn. Vì sao phải quỳ tụng kinh?
Tôi ví dụ thế này: Bạn vì họ ngồi tụng một bộ “ Kinh Địa Tạng” thì giống như cho họ hai mươi vạn CNY ( bằng 660 triệu VNĐ ) còn nếu quỳ tụng bộ “ Kinh Địa Tạng” với tâm tư chí thành thì giống như cho họ hai trăm vạn ( bằng 6,6 tỉ VNĐ ).
Dù bạn có tranh thủ thời gian để tụng kinh mà nếu không có Phật đường (chỗ thờ Phật) thì hãy cứ trang phục chỉnh tề, rồi tìm một chỗ yên tĩnh tụng đọc kinh điển cũng được, thời gian có nhiều thì bạn tụng hết cả quyển, có ít thì tụng một đoạn, rồi lúc khác tụng tiếp. Nghĩa là thời nào tụng kinh cũng được hết, miễn là bạn thành tâm quỳ tụng, sẽ chiêu cảm vô lượng chúng sinh thiên - long - quỷ- thần đến quỳ nghe bạn tụng kinh.
Lúc tụng kinh nên dốc hết sức điều phục mình tập trung vào lời kinh, đừng để tâm suy nghĩ tán loạn, nếu tâm vọng loạn khởi thì lập tức kéo về ngay, tâm càng chí thành thì công năng hiệu quả càng lớn, âm thanh tụng kinh sẽ càng truyền xa trong siêu hình, nếu có thể chiêu cảm càng nhiều chúng sinh tìm đến nghe kinh sẽ càng được lợi ích, công đức sẽ càng lớn. Giống như một rạp hát, xuất vé cho người đến nghe càng đông thì thu nhập càng cao.
Tất nhiên người không có điều kiện nhiều, dù ở nơi không có bàn thờ Phật, cũng không quỳ được, không tụng đọc lớn tiếng được, thì chỉ cần cung kính thành tâm tụng kinh thì cũng gieo lợi ích rất lớn.
Phải nhớ lúc tụng kinh cầu siêu hay cầu an cho ai đó thì không được khởi tâm ôm niệm oán hận , điều này cực kì quan trọng. Bởi vì cho dù đối với người đã mất ( hoặc không hiện hữu ở trước mặt bạn), thần thức của họ vẫn nghe được lời bạn tụng kinh cho họ, vẫn nhìn và biết rõ mồn một tâm thái của bạn. Giống như bạn trả nợ cho người là tốt nhưng trong lúc hoàn tiền thái độ vẫn xấu ác , hung hăng còn rủa sả họ mấy câu nữa…Vậy bạn nghĩ xem họ có tha thứ cho bạn được không?
Nếu như tâm chân thành, thì có thể vừa tụng kinh vừa phát sinh chuyển biến, bởi vì Phật nói “ tất cả duy tâm tạo”.
Tôi xin kể một phương pháp giải trừ xung khắc, thù hận thích hợp với tất cả, bao gồm cả những người xung đột với bạn trong cuộc sống hàng ngày hay với những vong linh đã qua đời, nhưng nếu bạn có thể vì họ tụng vài bộ Kinh Địa Tạng, thì không những giúp họ hóa giải nghịch duyên từ nay về sau, mà thậm chí họ còn có thể ứng mộng, bày tỏ niềm hoan hỉ, báo tin vui cho bạn.
"Sám hối như thái dương
Oán hận như băng sơn
Thái Dương thường chiếu rội
Băng sơn phải tan chảy".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ
Kiến thức
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.
Xem thêm