Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tượng Quan Âm độc nhất vô nhị Việt Nam sắp 'hồi hương' nhờ công nghệ số

Từng được xếp vào danh sách 113 báu vật châu Á tiêu biểu, pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm có xuất xứ từ chùa Báo Ân, hiện vẫn đang được trưng bày tại Pháp sẽ được 'hồi hương' trong tháng 12 này nhờ công nghệ số với phiên bản in 3D tỉ lệ 1:1.

Phiên bản in 3D của pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm.

Phiên bản in 3D của pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm.

Hành trình chìm nổi qua ba thế kỷ

Pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm được tạc vào thế kỉ XIX cùng lúc với thời gian xây dựng chùa Báo Ân, một trong những ngôi chùa to lớn bậc nhất miền Bắc thời ấy. Thế nhưng, cuộc chiến tranh giữa triều đình Nguyễn với thực dân Pháp ngày càng khốc liệt đã khiến ngôi chùa trở nên hoang tàn, đổ nát. Giữa bối cảnh ấy, Gustave Dumoutier, một người yêu cổ vật, đồng thời là thành viên của Viện Hàn Lâm Bắc kỳ (Académie Tonkinoise) đã đưa pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm về Pháp và quyên tặng pho tượng cho Bảo tàng Guimet vào năm 1889. Ngay sau đó, chùa Báo Ân bị san bằng để xây Sở Bưu điện Hà Nội, nay là Bưu điện Hà Nội.

Khi đến Pháp, pho tượng lúc đầu được trưng bày trong chuyên đề “Chùa Bắc Kỳ” ở Triển lãm quốc tế tại Paris, sau đó nó được quyên tặng cho Bảo tàng Guimet và được trưng bày trong “Khu trưng bày Đông Dương” vài năm. Cuối cùng, nó bị lãng quên trong kho và bị nhầm tưởng thành một điêu khắc Trung Quốc.

Bản gốc của pho tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn của chùa Báo Ân đang được lưu giữ tại Pháp.

Bản gốc của pho tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn của chùa Báo Ân đang được lưu giữ tại Pháp.

Sau khi được các chuyên gia phục chế ghép nối lại một cách hoàn chỉnh từ hơn 800 mảnh, pho tượng đã từng được giới thiệu trưng bày hai lần ở Bảo tàng Guimet tại triển lãm “L’Envol du dragon-Art royal du Vietnam” (Rồng cất cánh - Nghệ thuật Cung đình Việt Nam) vào năm 2014 và đến năm 2017, bức tượng một lần nữa được xuất hiện trong triển lãm “113 Ors d’Asie” (113 đồ kim khí Châu Á).

Bức tượng này cùng với các tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Mễ Sở (Hưng Yên), Đào Xuyên (Hà Nội)…vv. Là những minh chứng cho truyền thống tôn thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm ở Việt Nam. Trong số những tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm hiện biết, bức tượng Quán Âm chùa Báo Ân là bức tượng trong hình tướng đứng với ngàn tay ngàn mắt duy nhất trong lịch sử.

Một trong những đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng

Cho đến hiện tại, pho tượng vẫn nằm trang trọng ở gian nghệ thuật Đông Nam Á của bảo tàng Guimet (Paris, Pháp). Pho tượng thể hiện vị Bồ tát trong tư thế đứng trên bệ tòa sen (nay không còn), với vô số các cánh tay xếp thành sáu lớp tỏa ra thành hình cánh cung. Mặt sau của các cánh tay này nối ghép vào với nhau, tạo thành một mặt phẳng. Chiều cao tổng thể của tượng là 151cm, trong đó chiều cao từ chân tới đầu tượng là khoảng 130cm, khoảng rộng lớn nhất giữa hai cánh tay là 140cm.

Bản phục dựng được làm bởi VPIN Studio.

Bản phục dựng được làm bởi VPIN Studio.

Toàn thân tượng ở tư thế đứng, y phục dài phủ kín xuống đôi chân trần, hai chân có đeo chuỗi dây ngọc (chuỗi anh lạc). Tượng Ngài có ba đầu (đầu ở hai cạnh bên có xu hướng nhỏ hơn), tượng đội mũ miện hình mây cách điệu có đính các viên bảo châu. Phía bên trên đầu có búi tóc nổi cao hình chóp, xung quanh vành mũ miện có năm vị Phật đang tọa thiền định, trong đó vị Phật trung tâm có kích thước lớn hơn toạ trên một toà sen có hai lớp cánh (bị vỡ phần đầu). Đầu hướng chính diện có dấu vết mờ nhạt của con mắt thứ ba bị lớp sơn son thếp vàng phủ lên trên.

 Bức tượng có ba lớp tay: Lớp thứ nhất gồm 6 cánh tay lớn đặt phía trước, lớp thứ hai có 38 cánh tay lớn, lớp thứ ba là hàng trăm cánh tay nhỏ xếp theo hình quạt, khoảng dày nhất gồm 6 lớp tay. Những cánh tay nhỏ này được xếp thành các vòng tròn đồng tâm, tạo thành vầng hào quang vây quanh tượng.

Đôi tay chính chắp trước ngực, lòng bàn tay chắp lại với nhau, thể hiện Namaskara Mudra/Anjali Mudra (liên hoa hợp chưởng ấn). Ấn này là biểu tượng của sự hợp nhất giữa lòng từ bi vô lượng và trí tuệ của Bồ tát. Hai tay ở dưới kết Samadhi Mudra [thiền ấn] với lòng bàn tay hướng lên trên, tay trái để dưới tay phải, hai ngón cái khẽ chạm vào nhau. Mỗi bên vai ở lớp tay thứ hai có 19 cánh tay lớn thon dài, trang trí trang sức ở bắp tay và cổ tay. Nhiều bàn tay, ngón tay đã bị vỡ và huỷ hoại nhiều; các ngón tay không rõ có thủ ấn hay cầm khí trượng không nhưng con mắt trong lòng bàn tay còn thấy rõ.

Hình tướng nghiêm trang và cổ kính của pho tượng.

Hình tướng nghiêm trang và cổ kính của pho tượng.

Những đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình của bức tượng chùa Báo Ân cho thấy đây là hình tướng của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm. Thiên Quang Nhãn Quán Tự tại Bồ tát bí mật pháp kinh cho chúng ta biết rằng, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm có đầy đủ trăm nghìn tay, mắt cũng như thể là bậc phụ mẫu của thế gian. Bức tượng khắc họa chân thực hình tướng của Ngài trong những kinh điển Mật giáo: Toàn thân có màu hoàng kim, mặt chính giữa có ba mắt, có nghìn tay nghìn mắt, trong nghìn cánh tay có 42 tay cầm khí trượng hoặc bắt ấn, còn lại không cầm khí cụ.

'Hồi hương' nhờ công nghệ

Với mong muốn khôi phục lại một tuyệt tác đã không còn nơi đất mẹ, nhằm giúp công chúng, những người yêu di sản, yêu nghệ thuật có cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm xuất sắc của ông cha, VPIN Studio đã tiến hành số hóa bức tượng dưới dạng 3D, từ đó tiến hành tái tạo, phục dựng bằng những công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại kết hợp cùng với kĩ thuật chế tác cổ truyền, cho ra đời sản phẩm tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Báo Ân.

Sản phẩm phục dựng nguyên bản pho tượng Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn đang trưng bày tại bảo tàng Guimet theo tỉ lệ 1:1 bằng công nghệ in 3D kết hợp với kĩ thuật sơn son thếp vàng cổ truyền. Triển lãm phiên bản pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm chùa Báo Ân sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 14-17 tháng 12 năm 2021 tại tầng 1, Tổ hợp Complex 01, số 29 ngách 31 ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Pháp chủ: Lấy giới luật làm căn bản để giải quyết vấn đề của Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tin tức 16:35 04/11/2024

Chiều nay, 4-11-2024 (4-10-Giáp Thìn), phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tân Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu đã đến chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đảnh lễ Đức Pháp chủ GHPGVN.

Thả cá phóng sanh tại Tp.Hồng Ngự, Đồng Tháp

Tin tức 10:44 04/11/2024

Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt, góp phần làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Sáng ngày 03/11/2024, TT. Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành (huyện Tam Nông) tổ chức lễ thả cá nhằm tái tạo và bảo vệ môi trường tại Tp.Hồng Ngự.

Về nhà nghiên cứu, Phật tử Phan Đăng

Tin tức 10:05 04/11/2024

Nhà nghiên cứu Phan Đăng, pháp danh Tâm Quyền, dịch giả cuốn "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí" (tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2022) đã qua đời tại Huế vào ngày 31/10.

Lễ thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan

Tin tức 08:39 04/11/2024

Tối 3/11/2024 (mùng 3/10/Giáp Thìn), tại Tổ đình Phật Bửu (Quận 3), trong bầu không khí nghiêm trang và lòng thành kính niệm Phật của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử, môn đồ đệ tử đã cung thỉnh nhục thân Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh nhập kim quan.

Xem thêm