Nhờ đúc tượng Quán Âm thấy Phật Di Đà sinh về cực lạc
Ngay ngày đó, Sư đem việc ấy kể lại, đồng thời khuyên bảo đệ tử tinh tấn tu hành, dũng mãnh trong giáo pháp của Như Lai, không sinh tâm biếng nhác.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Niệm Phật
Sư Thích Tự Giác người Vọng Đô, Bác Lăng. Năm mười tuổi, Sư làm đệ tử ngài Trí Khâm chùa Khai Nguyên, nơi quận Sư cư trú. Ngài xét thấy Sư có ý chí hơn người nên đặt tên là Tự Giác. Nhân đó, ngài nói đùa:
– Tên đầy ý nghĩa, hẳn có được lợi ích gì chăng?
Sư trả lời:
– Hạt giống Phật do nhân duyên sinh khởi, con đâu thể quên lời dạy của thầy!
Niên hiệu Chí Đức thứ hai (757) đời Đường, Sư thụ giới Cụ túc. Sau, đến chùa Thiền Pháp ở Linh Thọ học các kinh luật của Tiểu thừa và Đại thừa, Sư phân tích, giải thích rõ ràng. Thời gian sau, Sư suy nghĩ:
– Việc đời vô số, mỗi ngày càng nhiều. Nếu vào Thái Sơn có được am tranh trên tảng đá để ở thì cũng đủ lắm rồi!
Niên hiệu Đại Lịch thứ nhất (766), Sư đến viện Trùng Lâm phía tây huyện Bình Sơn, nói:
– Núi vắng không người, phiền muộn chẳng sinh, phiền muộn chẳng sinh chẳng phải là hợp với lời Phật dạy vô văn ư?
Ở đây từ trước đã có quỷ thần nên suốt ba năm Sư giảng pháp cho họ nghe.
Niên hiệu Đại Lịch thứ năm (770), trời hạn hán, giặc cướp nổi lên như ong, lại thêm núi rừng rậm rạp, cọp sói dẫy đầy. Sư nhặt quả rừng, ngày chỉ ăn một bữa. Tiết độ sứ Trương Chiêu ở Hằng Dương nhận thấy trời đại hạn, biết Sư sống kham khổ tinh tấn, thường có cảm ứng điềm lành, nên đích thân vào núi thưa:
– Trương Chiêu không có tài trị quốc, gây họa lụy đến nhân dân, đã ba năm nắng hạn, không một giọt mưa. Tôi tự trách bản thân mình không giúp ích gì cho trăm họ!
Ông lại nói:
– Nghe nói Long Vương cùng quyến thuộc theo Sư nghe pháp nên quên việc làm mưa. Mong Sư từ bi xót thương mọi người thì Trương Chiêu không còn lo lắng nữa!
Sư liền đốt hương, hướng nhìn đầm nước từ xa chú nguyện:
– Mong Long vương làm mưa thấm nhuần. Nếu không như thế thì Long vương lấy gì làm đức?
Trong khoảnh khắc, từ bốn phía mây đen nổi lên, trời trút cơn mưa lớn. Năm ấy, nhân dân ở Hằng Dương bội thu mùa vụ.
Từ khi xuất gia đến bấy giờ, có lần Sư đã phát bốn mươi chín lời nguyện. Lời nguyện thứ nhất là nhờ bồ-tát đại bi Quán Thế Âm để Sư gặp được Đức Phật A-di-đà. Do đó, Sư quyên góp tịnh tài, đúc tượng Đại Bi Quán Thế Âm cao bốn mươi chín thước và xây một ngôi chùa để tôn trí. Khi chùa xây xong, Phật sự đã thành, Sư đến trước tượng Đại Bi Quán Thế Âm cúi đầu rơi lệ nguyện rằng:
– Thánh tượng đã đúc, chùa đã xây xong, con nguyện nương thánh lực sớm sinh An Dưỡng!
Canh ba đêm ấy, Sư chợt thấy có hai luồng ánh sáng lành, ở giữa luồng ánh sáng sắc vàng ấy có Đức Phật A-di-đà cưỡi mây đi xuống, bên cạnh có bồ-tát Quan Âm và Thế Chí. Phật đưa cánh tay sắc vàng xoa đầu Sư, nói:
Giữ gìn bản nguyện kiên cố
Lợi ích chúng sinh làm đầu,
Ao báu là nơi vãng sinh
Ai cũng được như nguyện!
Thoáng chốc, ánh sáng mất, đám mây tan hoàn toàn không còn dấu vết.
Ngày rằm tháng bảy niên hiệu Đại Lịch thứ mười một (776), Sư nhìn thấy một người hiện nửa thân hình trên đám mây, có hình dạng giống như Tì-sa-môn. Vị đó cúi xuống nói với sư:
– Đã đến lúc ông về An Dưỡng rồi!
Ngay ngày đó, Sư đem việc ấy kể lại, đồng thời khuyên bảo đệ tử tinh tấn tu hành, dũng mãnh trong giáo pháp của Như Lai, không sinh tâm biếng nhác.
Sau đó, Sư đến trước tượng Đại Bi Quán Thế Âm ngồi kết già viên tịch. Đệ tử muốn đặt Sư vào linh cữu đưa về núi cũ, nhưng mọi người ở châu này nài thỉnh giữ lại, nên đã xây tháp Sư ở phía nam chùa Đại Bi.
Nguồn: duongvecoitinh.com
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm