Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt
Tịnh Độ Tam Kinh nói cho chúng ta biết rằng hình tướng của tất cả chúng sinh ở Tây Phương Cực Lạc thế giới đều tương đồng. Đây là việc bất khả tư nghì. Ở thế giới Sa bà của chúng ta, tìm được 2 người tướng mạo y như nhau là rất khó. Tại sao tướng mạo mọi người lại khác nhau?
Trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu xem tướng là từ đâu mà đến?
Hiện nay trong y học nói tướng mạo là do di truyền, con cái đều giống cha mẹ là do di truyền từ cha mẹ. Điều này trong Phật pháp có sự giải thích không đồng.
Tướng mạo con người khác nhau, tức là do tâm của họ khác nhau. Qua đây, chúng ta mới biết tại sao tất cả mọi người ở Tây Phương Cực Lạc tướng mạo đều y như nhau? Đó là vì người nào cũng đều niệm, đều nhớ nghĩ A Di Đà Phật cả. Cho nên, bất cứ người nào đi đến Tây Phương Cực Lạc thì tướng mạo kia đều rất giống A Di Đà Phật.
Người thế gian chúng ta, con cái lúc còn nhỏ nhìn thấy rất giống cha mẹ là bởi vì chúng suốt ngày chỉ tưởng niệm đến cha mẹ. Đến khi lớn lên chúng không tưởng niệm đến cha mẹ nữa, thì tướng mạo của chúng sẽ dần dần biến đổi, nhìn vào không còn thấy chúng giống cha mẹ nữa. Điều này rất đúng với câu: tướng tùy tâm chuyển.
'Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt' là thế nào?
Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh, thân thể dung mạo của chúng ta là do tâm tưởng sinh. Chúng ta bắt đầu từ chỗ này mà tỉ mỉ quan sát trong xã hội ngày nay, những người chuyên cướp của giết người, vẻ bề ngoài của họ nhìn vào rất hung ác, đó là do tâm họ ác nên biến hiện ra cái tướng hung ác vậy. Cũng có nhiều người nhìn vào cái dáng vẻ của họ rất không đoan chính, khi họ đối diện với người khác rất dễ khiến người khác khởi lên các ý niệm dâm dục, đó là bởi vì trong tâm của họ luôn nghĩ đến dâm dục, nên hiện ra tướng bên ngoài không đoan chính. Hoặc có những người tâm tham lam rất nặng, gặp bất cứ cái gì cũng tham, thì liền hiện ra dáng vẻ bên ngoài là tham lam. Hoặc có người tâm sân giận rất lớn, đụng chuyện gì dù là nhỏ nhặt cũng rất dễ khiến cho họ nổi sân hận, thì hiện ra cái dáng vẻ bên ngoài là sân hận hung ác. Dù cho họ có khéo che đậy đến đâu đi nữa, thì cũng chỉ có thể qua mặt được những người bình thường mà thôi, còn đối với người thông minh, người có đạo nhãn vừa nhìn vào thì liền thấy được ngay cái tâm của họ là thiện hay là ác, cho nên họ chẳng có cách nào có thể qua mặt được.
Người có khuôn mặt phúc hậu do đâu?
Khi hiểu được đạo lý này rồi thì sao chúng ta không tưởng nhớ Phật chứ? Miệng niệm Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm luôn tưởng nhớ đến Phật, khi nhìn lâu rồi, niệm lâu rồi, nghĩ tưởng lâu rồi, thì dung mạo của ta cùng với A Di Đà Phật không sai không khác, đó chính là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Hà cớ gì suốt ngày cứ đi tưởng nhớ đến những chuyện không đâu của thế gian, để rồi trong tâm mọi sự nghĩ tưởng đều trở thành loạn tưởng, tạp tưởng, biểu hiện ra cái dáng vẻ bên ngoài là mệt mỏi, không lành mạnh, không sáng sủa.
Người thật sự niệm Phật, thật sự tu hành, mỗi ngày đều không ngừng trau dồi tính đức của mình, người ngoài vừa nhìn vào thì liền thấy ngay gương mặt của họ rất sáng sủa, giống như đang phóng quang vậy, tướng mạo thì vô cùng đoan chính, vô cùng quân tử, khiến cho bất cứ người nào khi đối diện với họ đều cảm thấy vô cùng ưa thích. Đây là bởi vì tâm của họ là thanh tịnh, nên biến hiện ra cái dáng bên ngoài là thanh tịnh, là trang nghiêm vậy. Người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mắt, tiếp xúc nhiều liền ắt không còn thuận nữa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm