Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/02/2024, 08:35 AM

Tùy hỉ để phá tâm tật đố

Trong kinh đức Phật nói: Người nào phát tâm tùy hỉ thì công đức vô lượng vô biên. Người làm việc tốt được bao nhiêu công đức, mình tùy hỉ thì công đức cũng bằng với họ không thua chút nào hết.

Muốn tùy hỉ phải làm sao? Thí dụ người mình mến nhất, nghe người đó phát tài mình vui lây. Trái lại mình ghét nhất, nghe họ phát tài mình bực liền. Tại sao?

Tại vì người mình không ưa mà họ được hơn, nên mình sanh tâm đố kỵ. Đó là tật đố.

Dù cho đối với bạn thân cùng nghề với mình mà cấp trên cứ khen họ hoài mình cũng không vui.

Người thù của mình được khen, mình không vui đã đành; còn người thân của mình được khen tốt, mình cũng không vui nữa.

Như vậy người nào được khen tốt thì mình vui?

- Chỉ có mình thôi.

Nhìn thật kỹ, chúng ta thấy khó tìm được cái vui, vì lúc nào mình cũng muốn hơn thiên hạ hết.

“Tùy hỷ công đức” là pháp tu thong thả nhẹ nhàng

117589763_1253808998303244_5184113741729987552_n

Cho nên lòng buồn hận xảy ra luôn luôn, đó là điều khó tránh.

Vì vậy đức Phật dạy chúng ta muốn được vui thì phải phát tâm tùy hỉ. Tùy hỉ là vui theo người, coi người được như mình được.

Người phát tài như mình phát tài, người được khen như mình được khen.

Lúc đó mình mới hết tâm tức tối bực bội.

Như chúng ta thường chịu đố kỵ hơn là chịu tùy hỉ.

Thấy người hơn mình thì tức, không bao giờ chấp nhận, không bao giờ vui với cái vui của người.

Trong kinh đức Phật nói: Người nào phát tâm tùy hỉ thì công đức vô lượng vô biên. Người làm việc tốt được bao nhiêu công đức, mình tùy hỉ thì công đức cũng bằng với họ không thua chút nào hết.

Người làm được việc tốt là đã có lòng tốt, mình tùy hỉ là phá tâm tật đố thì cũng tốt luôn.

Công đức của cả hai như nhau.

Cũng như cây đuốc này mồi qua cây đuốc kia, hai cây đều sáng mà không cây nào mất ánh sáng hết.

Tùy hỉ cũng vậy, ai được cái gì tốt mình phát tâm vui mừng: Huynh được cái đó tốt quá, huynh sung sướng phát tài, tôi mừng tôi sung sướng như tôi phát tài vậy.

Như vậy chắc chắn đời mình không nghèo.

Ai sung sướng mình cũng mừng như mình được, thế nào họ cũng không bỏ mình.

Khổ là, người ta được mình lại ghét, cho nên mình kiếm chuyện châm biếm, mỉa mai làm họ tức, do đó ai cũng không ưa mình hết.

Vì vậy mà khổ suốt đời.

Mầm an vui phát xuất từ lòng tùy hỉ, tức là biết nhìn thấy và nhận cái vui của người làm cái vui của mình.

Cho nên Phật dạy:

Phải phát tâm tùy hỉ, vui theo cái vui của những người chung quanh dù thân hay sơ.

Chư Bồ-tát thấy một chúng sanh đau khổ, coi như mình đau khổ; thấy một chúng sanh an vui, coi như mình an vui.

Chúng ta chưa bằng Bồ-tát, ít ra cũng phải tập theo hạnh đó để mang hạnh phúc đến cho mình.

Lối tu tập này không tốn công bao nhiêu mà được vui vẻ cả làng.

Còn không là tự mình chuốc thêm tai họa có ích lợi gì đâu.

Cho nên chúng ta cần gột bỏ hết những cái gây đau khổ để được an lành vui vẻ.

Phải buông hết, đừng cố chấp thì lòng người mới nhẹ, tức là không sân không hờn và phải tùy hỉ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm