Thứ ba, 17/01/2012, 15:44 PM

Tuyên bố hòa bình của Đại hội Đại biểu lần thứ II GHPGVN

Đại hội tin tưởng rằng, trong cuộc gặp gỡ lần thứ ba này giữa Liên Xô và Mỹ, tiếng nói của hòa bình, của lý trí sẽ chiến thắng, nguyện vọng hòa bình của thế giới sẽ được coi trọng, quá trình tiến tới hòa bình sẽ không bị đảo ngược

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II, quy tụ hơn 200 đại biểu của hàng chục triệu Tăng  Ni và Phật tử trong nước và hải ngoại đã họp tại Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hai ngày 28 và 29 tháng 10 năm 1987. Toàn thể Đại biểu Đại hội đã chăm chú lắng nghe và đánh giá cao các hoạt động quốc tế vì hòa bình và tình hữu nghị quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong thời gian nhiệm kỳ I từ năm 1981 đến 1987, như đã trình bày trong bản báo cáo tổng kết hoạt động của Giáo hội và đặc biệt trong báo cáo chuyên đề về các hoạt động quốc tế và hòa bình của Giáo  hội.

Đại hội nhất trí với báo cáo chuyên đề cho rằng, trong thời gian nhiệm kỳ tới cũng như sau này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ban lãnh đạo phong trào châu Á vì hòa bình (ABCP), với các phân ban, với 15 trung tâm quốc gia ABCP, nhằm truyền bá và thực hiện rộng rãi những lý tưởng cao đẹp của đạo Phật về hòa bình, bình đẳng và giá trị con người, để những lý tưởng ấy được lan rộng khắp Đông Nam Á, khắp vùng châu Á và Thái Bình Dương, cũng như khắp mọi nơi trên thế giới.

Đại hội cũng nhất trí với bản báo cáo chuyên đề rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới, cần tăng cường đoàn kết hữu nghị với nhân dân và Phật tử nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với Liên Xô, với Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ cùng các nước khác, cần đóng góp nhiều hơn nữa, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có hiệu quả hơn nữa vào phong trào bảo vệ hòa bình thế giới, xây dựng tình hữu nghị quốc tế, xây dựng một trật tự kinh tế mới, một trật tự đạo đức mới cho một thế giới thật sự của tự do, công bằng xã hội, an lạc và hạnh phúc, một thế giới thật sự của con người và vì con người!

 Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến hòa bình mới của Liên Xô, được Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, ngài Goocbachop đưa ra trong cuộc gặp gỡ giữa ngài Goocbachop với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ G.Sunde tại điện Kremlin: từ ngày 1 tháng 11 năm 1987, cả Liên Xô và Mỹ sẽ ngừng mọi hoạt động có liên quan tới việc sản xuất, thí nghiệm và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

Đại hội chia sẻ niềm hân hoan và hy vọng của Phật tử và nhân dân toàn thế giới về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa hai vị đứng đầu hai nước Liên Xô và Mỹ, sẽ đạt được nhiều kết quả hơn hai lần gặp trước, sẽ ký kết được bản hiệp định đầu tiên về vũ khí hạt nhân, mở đầu cho giai đoạn đi tới loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Đại hội tin tưởng rằng, trong cuộc gặp gỡ lần thứ ba này giữa Liên Xô và Mỹ, tiếng nói của hòa bình, của lý trí sẽ chiến thắng, nguyện vọng hòa bình của thế giới sẽ được coi trọng, quá trình tiến tới hòa bình sẽ không bị đảo ngược.

Đại hội khẩn thiết kêu gọi toàn thể Phật tử Việt Nam, Phật tử thế giới hãy xiết chặt hàng ngũ với lực lượng hòa bình của mọi dân tộc, mọi quốc gia, không phân biệt màu da và chủng tộc, chế độ chính trị và xã hội, tôn giáo và tín ngưỡng, tạo thành một sức mạnh áp đảo, đẩy lùi và khuất phục mọi thế lực chiến tranh, bảo vệ được hòa bình, bảo vệ được sự sống, bảo vệ được những thành quả vô giá của nền văn minh mà các thế hệ tiền bối đã phải tốn bao nhiêu thời gian và công sức mới sáng tạo và giữ gìn được cho đến ngày nay.

Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và ba nước Đông Dương, những sáng kiến hòa bình và hòa giải dân tộc trong bản Tuyên bố ngày 8 tháng 10 năm 1987 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã thật sự làm tan vỡ băng giá xung quanh vấn đề Campuchia, tạo ra một bầu không khí mới và sẵn sàng đàm thoại, đem lại phấn khởi, tin tưởng và hy vọng cho nhân dân Campuchia nói riêng cũng như cho nhân dân các nước Đông Dương và Đông Nam Á nói chung.

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II nhiệt liệt hoàn nghênh và ủng hộ nội dung của bản Tuyên bố ngày 8 tháng 10 năm 1987 của Chính phủ Công hòa Nhân dân Campuchia, thông cảm sâu sắc với lòng mong mỏi hòa bình tha thiết của nhân dân Campuchia anh em, nguyện sát cánh cùng Phật tử và toàn dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chung khôi phục lại hòa bình trên đất nước Angkor tươi đẹp và kiên cường!

Đại hội cho rằng cuộc gặp gỡ đã được thảo thuận giữa Hoàng thân Sihanouk và ông Hunsen, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia sẽ tạo ra bước ngoặt mới, tiến bộ trong sự nghiệp hòa bình và hòa giải dân tộc của nước Campuchia.

Đại hội chân thành cầu nguyện cho hòa bình và thịnh vượng vĩnh viễn trở lại trên đất nước Campuchia, cầu chúc nhân dân Campuchia sớm hưởng được an lạc và hạnh phúc lâu dài.

Đại hội Phật giáo Việt Nam kỳ II kêu gọi toàn thể Phật tử Việt Nam, toàn thể Phật tử thế giới hãy cầu nguyện cho hòa bình, hoạt động tích cực hơn nữa cho hòa bình, trước mắt, hưởng ứng và tham gia tích cực vào “làn sóng hòa bình” do Hội đồng hòa bình thế giới phát động, tâm niệm, ghi nhớ và nhắc nhủ nhau lời căn dặn hòa bình của Đức Phật Thích Ca, vị Bổn Sư của chúng ta:

“Chiến tranh là một tội ác ghê tởm đối với sự sống, và hòa bình là  niềm an lạc tối thượng, vì hòa bình là cần thiết cho hạnh phúc và tiến bộ tâm linh của loài người.


Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012) - Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng - Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Tags:
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đại hội Đại biểu Toàn quốc GHPGVN lần II nhiệm kỳ 1987 - 1992

Kỳ II 11:34 28/11/2012

Nhiệm kỳ II là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo chương trình nội dung 6 điểm của Giáo  hội trong thời kỳ đổi mới của xã hội và đất nước, với 37 thành viên Hội đồng Chứng minh, 60 thành viên Hội đồng Trị sự...

Ban Tôn giáo của Chính phủ thông báo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

Kỳ II 15:03 22/01/2012

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhận thấy những điểm sửa đổi trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là phù hợp với pháp luật. Ghi nhận Hiến chương (sửa đổi) đó và thành phần nhân sự lãnh đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Thư của GHPGVN gửi Ban Tôn giáo Chính phủ

Kỳ II 14:18 18/01/2012

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nhận thấy những điểm sửa đổi trong Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là phù hợp với pháp luật và uỷ nhiệm Ban Tôn giáo của Chính phủ thông báo cho Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động.

Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Kỳ II 14:13 18/01/2012

Huy hiệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hình tròn, vòng trong ở giữa có hoa sen trắng tám cánh, trên nền xanh lá cây đậm với gương sen 8 hột, vòng ngoài có chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Xem thêm