Thứ năm, 20/05/2021, 16:40 PM

Tuyên ngôn Đức Phật vào đời

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào đời mang tình yêu chân lý, Ngài thương yêu con người, thương yêu cuộc đời… bằng trái tim Bi Trí, với cả tâm lực Đại Từ, Ngài chỉ rõ cho con người phương cách nhận ra nguyên nhân của sanh tử khổ đau. Ngài cũng chỉ rõ cho con người phương cách biết tìm lại chính mình.

Tuyên ngôn Đức Phật vào đời 1

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào đời mang tình yêu chân lý, Ngài thương yêu con người, thương yêu cuộc đời… bằng trái tim Bi Trí.

1. Từng bước đi

Từng bước đi

Với tâm lực Bi Trí Dũng

Từ cung trời Đâu Suất

Ngài thị hiện vào đời

Thọ sinh vào hoàng cung

Làm Thái tử Sĩ Đạt Đa

Làm người con yêu quý của dòng họ Thích Ca.

Trong cung vàng điện ngọc

Với vợ đẹp con yêu

Với uy quyền danh dự

Với nhung lụa cao sang

Và từ đây,

Ngài chỉ rõ cho chúng ta, cho con người trần thế

Thấy biết, nhận ra thế nào là sự trói buộc của Tập đế

– Nguyên nhân tạo ra mọi hậu quả của khổ đau.

Và cũng từ đây,

Ngài vạch ra cho chúng ta,

cho con người sự cảm nhận…

– Tự biết quay về với chính mình, biết tư duy, nhận ra những gì thiện và ác do mình tạo ra, biết dừng lại, không cho thân – khẩu – ý gây thêm tội lỗi, khổ đau.

Và cũng từ đây,

Từ ngai vàng ngôi báu dòng Thích Ca

Ngài vạch ra cho con người một hướng đi cao thượng.

Tự mình giác ngộ

– Những hư huyễn phù phiếm của thế trần.

Tự mình biết nhận ra tham sân si… nơi thân và tâm của mình là quyến thuộc của ma vương.

Tự mình biết nhận ra

– Những cảm xúc của yêu thương, của danh vị là những ảo giác của vô minh.

Và từ đây,

Giữa hoàng cung – nửa đêm mê mờ… bừng ngộ

– Tấm lòng thương yêu con người dâng cao

– Vầng hào quang trí tuệ dâng cao

– Tâm lực chí nguyện dũng mãnh dâng cao

Ngài rời hoàng cung,

Ngài từ bỏ tất cả…

Cưỡi ngựa Kiền Trắc, vượt dòng sông A Nô Ma…

Nương thanh vắng đi tìm chân lý cho đời.

2. Bằng tâm lực Bi Trí Dũng

Bằng cả tấm lòng thương yêu con người và cuộc đời

– 6 năm tìm cầu chân lý

– 6 năm thọ học từ các vị đạo sư

– 6 năm khổ hạnh rừng già

– 6 năm hoà nhập cảnh tịnh thiên nhiên

Cuối cùng,

– 49 ngày thiền định dưới cội bồ đề,

Ngài lần lượt chứng đắc, an trú quả vị

Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đầy đủ thần thông.

(Qua sự thân chứng của tự thân, sau này Ngài đã chỉ rõ cho con người con đường và phương pháp diệt tận khổ đau, tu tập đưa đến thành tựu, an trú Niết bàn).

3. Suốt 45 năm hoằng hoá độ sinh,

Ngài dấn thân từ làng này sang làng khác,

Từ quốc độ này sang quốc độ khác,

Từ thành thị đến thôn quê,

Từ phố xá náo nhiệt đến rừng vắng thanh u, thâm sơn cùng cốc…

Từ vua chúa cao sang đến trưởng giả triệu phú và thứ dân nghèo khó…

Không phân biệt nam nữ, ngữ ngôn…

Ngài tiếp độ mọi giai cấp, mọi thành phần…

hội đủ nhơn duyên quy ngưỡng về nương cội Giác.

Ngài thành lập Giáo đoàn Tăng già.

Quy tụ hàng ngàn vị Thánh Tăng chứng quả Thanh văn A la hán,

Mà trong các kinh điển lưu truyền thường nêu danh tánh như các Trưởng lão: Ma ha Ca Diếp, Ma ha Ca Chiên Diên, Da Xá,

Châu Lợi Bàn Đà, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên,

Tu Bồ Đề, Ưu Ba Ly, Nan Đà, La Hầu La v.v…

Đồng thời, sau đó một thời gian, do yêu cầu tha thiết của Tôn giả A Nan, Giáo đoàn Ni giới cũng được hình thành do Di mẫu Ma ha Ba Xà Ba Đề dẫn đạo, trong đó Công chúa Gia Du Đà La và nhiều vị Thánh Ni noi gương Đức Phật quyết tâm dấn thân hoằng hóa…

Trong hàng Thánh Cư sĩ có: Trưởng giả Cấp Cô Độc, Thái tử Kỳ Đà và tín nữ Vi sa kha (Tỳ Xá Khư) cùng nhiều vị tín tâm thâm sâu nhất tâm hộ trì Phật pháp.

Hàng vua chúa có: Bình Sa Vương, Ba Tư Nặc, A Xà Thế… và nhiều hoàng hậu, công nương… chí thành, chí kính… hướng về Tam bảo tín tâm tu học.

4. Sau 45 năm hoằng hóa độ sinh,

Năm Đức Thế Tôn tròn 80 tuổi,

Đạo nghiệp viên thành,

Ngài thị nhập Niết bàn dưới cội cây Sa la… thành Câu thi na.

– Ngài an trú Pháp thân,

– xả bỏ huyễn thân

– hội nhập Vô dư y Niết bàn vô lượng thọ…!

Đến nay Giáo pháp tròn hai ngàn năm trăm sáu mươi lăm năm (2565)

Dù trải qua vô vàn suy thạnh

Vô vàn biến đổi của thời gian

Nhưng giáo pháp của Đức Thế Tôn vẫn ngày ngày gieo thêm hạt mới.

Ánh đạo vàng Tăng già luôn sinh động

Tỏa hào quang tươi thắm khắp năm châu.

Ngày càng lan xa, lan xa… khắp quốc độ, khắp quê hương… – không phân biệt chủng tộc, màu da – không phân biệt ngữ ngôn, tập quán.

Tất cả gặp nhau, Trong ánh sáng diệu kỳ

Tất cả gặp nhau, Trong giáo lý từ bi

Giúp con người khai nguồn chân lý Giúp con người phá tan nghiệp thức vô minh Giúp con người soi sáng tâm linh.

Tự giác quay về chơn tánh Pháp thân Tâm là Phật, Phật là Tâm mầu nhiệm Đạo quả Bồ đề Vô thượng thậm thâm.

“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn Vô lượng sinh tử… Ư kim tận hỷ!”

Thanh Tịnh am, mùa Phật đản PL.2565 – DL.2021 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hoa gạo nở đỏ rực góc sân chùa Thầy

Media 09:51 02/04/2025

Vào thời điểm này, cây gạo cổ thụ tại chùa Thầy (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) nở rực sắc đỏ. Khung cảnh ấy gợi nét trầm mặc, thu hút du khách tìm đến vãn cảnh, chiêm bái.

Trang nghiêm lễ rước giới bản theo nghi thức Làng Mai

Media 18:20 29/03/2025

Như Phatgiao.org.vn đưa tin, Đại giới đàn Nước Tĩnh diễn ra từ ngày 23/3 đến ngày 28/3/2025 tại Làng Mai, Pháp Quốc và diễn ra cùng ngày tại tu viện Vườn Ươm, Thái Lan.

Công tác chuẩn bị Đại giới đàn Trí Tấn đã hoàn thiện

Media 10:30 27/03/2025

Đại giới đàn Trí Tấn do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương là đơn vị đăng cai tổ chức theo hình thức cụm khu vực miền Đông đã hoàn thiện công tác chuẩn bị.

Đón nhận vị ngọt của thiền từ ngài Tam Tạng thứ 10 tại chùa Tiêu Dao (Hà Nội)

Media 13:06 26/03/2025

Từ ngày 22-29/3/2025, tại chùa Tiêu Giao (Bát Tràng, Hà Nội) hơn 100 thiền sinh đến từ nhiều tỉnh thành đã có cơ hội tham gia khóa thiền dưới sự hướng dẫn của Ngài Tam Tạng thứ X - Tôn giả Sundara.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo