Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 18/05/2021, 09:38 AM

Không khí đón mừng Đại lễ Phật đản trong đại dịch Covid-19 tại Hà Nội

Do làn sóng thứ 4 của dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp trên đất nước ta, tại thành phố Hà Nội, chư Tăng Ni và Phật tử thành phố đã chủ trương đón mừng mùa Phật đản an lành và đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

Cảm niệm Phật Đản

Hàng năm, cứ vào trung tuần tháng 4 âm lịch, tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự – số 63 Phố Bằng Liệt, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội), đại lễ Phật Đản được tổ chức rất trang nghiêm trọng thể để hướng lòng về kính mừng ngày Đức Thế Tôn đản sinh. Hàng nghìn người đủ mọi lứa tuổi nô nức vân tập về chùa Bằng đón mừng Phật Đản và thực hiện các nghi thức thiêng liêng tại chùa, sau đó cùng nhau rước Phật xung quanh khu dân cư,… Riêng năm nay, trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp, chư Tăng chùa Bằng quyết định thực hiện đón mừng lễ Phật Đản bằng hình thức online và chỉ diễn ra ở quy mô nội bộ. Lễ Phật đản PL.2565 trực tuyến tại chùa Bằng sẽ tổ chức vào 8h00 sáng ngày mùng 8/04/Tân Sửu phát sóng trên Page Chùa Bằng.

Không riêng gì chùa Bằng, nhiều ngôi chùa, tự viện khác tại thành phố Hà Nội cũng chủ trương đón mừng Phật Đản theo đúng quy định về phòng chống dịch Covid-19.

Ngay từ đầu tháng 4 âm lịch, chư Tăng Ni Phật giáo thành phố Hà Nội đã tích cực chuẩn bị trang trí cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ… khắp các khuôn viên tự viện và những con phố quanh chùa khiến nhân dân Phật tử ai nấy đều cảm nhận được niềm hân hoan trong mùa Phật đản. Đặc biệt, tại một số chùa, chư tôn đức sẽ làm lễ khai kinh và truyền hình trực tuyến qua các trang mạng xã hội để các Phật tử và những người yêu mến đạo Phật có thể theo dõi. Đây chính là hành động thiết thực nhất trong lúc này, vừa chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh Covid 19, vừa giúp mỗi Phật tử có thể được thực hiện nghi lễ từ xa, ngay tại chính tư gia của mình để nhất tâm cầu nguyện cho thế giới hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, nhân dân an lạc.

Theo HT. Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội cho biết: Trước tình hình nạn dịch Covid-19, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ, công điện của UBND thành phố Hà Nội, GHPGVN đã có các công văn về phòng chống dịch Covid-19; Trên tinh thần chấp hành các công văn của các cấp chính quyền và GHPGVN, vừa tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến sự ra đời của Đức Thế Tôn, nhưng đồng thời phải luôn luôn áp dụng các biện pháp giãn cách, chống dịch để dịch bệnh không lan truyền làm ảnh hưởng đến niềm hoan hỷ trong ngày lễ trọng đại của Phật giáo. GHPGVN nói chung và Phật giáo thành phố Hà Nội nói riêng cũng đã có các công văn, chỉ đạo đến các cơ sở tự viện hoãn chương trình lễ Phật đản tập trung của các quận huyện thị, thay vào đó làm lễ nội bộ tại các tự viện và khuyến khích Phật tử thực hiện nghi lễ đón mừng Phật đản tại gia đình mình; Đặc biệt, khuyến khích áp dụng việc đón mừng Phật đản bằng hình thức online, thông qua youtube, các trang mạng xã hội….

Nói về Ý nghĩa Phật Đản, Hòa thượng chia sẻ: Đại lễ Phật đản là lễ quan trọng nhất trong Phật giáo, hàng năm cứ mùa sen nở những người Phật tử lại hân hoan đón mừng ngày lễ Phật Đản, đón mừng sự kiện ra đời của Đức Thế Tôn cách đây 2645 năm, cũng đồng thời kỷ niệm tinh thần lễ Vesak (kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại trong cuộc đời của đức Phật: ngày Thế Tôn đản sinh, ngày thành Đạo, và nhập Niết bàn). Ngày lễ này đã ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, thậm chí có những nơi đã coi đây chính ngày lễ kỉ niệm không thể thiếu tại địa phương họ. Những người con Phật trong những ngày tháng 4 âm lịch đang hướng về Đức Thế Tôn – Bậc Chính Đẳng Chính Giác, để chúc mừng 3 sự kiện và đặc biệt sự kiện đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni. Kính mừng Phật đản trong niềm vui tươi, an lành nhưng luôn luôn đề cao phòng chống dịch là tinh thần chung của Tăng Ni Phật giáo thành phố Hà Nội trong Phật đản PL. 2565.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

Tại Chùa Quán Sứ – Trụ sở Trung ương GHPGVN:

Tại Chùa Bà Đá – Trụ sở Văn phòng BTS GHPGVN Tp. Hà Nội:

Tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự):

Tại Chùa Hoè Nhai – quận Ba Đình:

Tại Chùa Lý Triều Quốc Sư – quận Hoàn Kiếm:

Hồng Nhân – Diệu Tường

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TP.HCM: Hội thi giáo lý Phật tử cấp quận huyện năm 2024 diễn ra thành công

Ảnh 21:23 17/11/2024

Như Phatgiao.org.vn đã đưa tin, hôm nay, 17/11, gần 6.000 Phật tử các quận huyện và TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM đã dự Hội thi giáo lý năm 2024.

Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng

Ảnh 16:00 14/11/2024

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.

Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự

Ảnh 15:40 14/11/2024

Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.

Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây

Ảnh 12:40 10/11/2024

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.

Xem thêm