Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 20/05/2021, 09:36 AM

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Đức Phật ra đời với sự Giác ngộ của Ngài đã chuyển hóa cứu độ cho rất nhiều chúng sanh, trong đó không chỉ có con người mà còn có cả muôn thú súc sanh.

Giáo pháp ngài tựa như cơn mưa giữa mùa hạn hán, không phân biệt cây cỏ hay cổ thụ, đồng bằng hay núi rừng sông suối ao hồ biển cả: cơn mưa xóa tan đi sự nóng bức của hạn hán (trừ nóng nảy, sân hận), trưởng dưỡng cây cối tươi tốt (trừ đi lòng si mê vô minh bám chấp, phát triển tâm từ - bi - hỷ - xả).

Lượng mưa không biệt mà tùy vào cây cối hấp thụ nhiều hay ít (biết đủ, không tham, tùy duyên).

Mưa hòa các dòng chảy, thấm vào trong đất, đi vào các mạch nước ngầm (tiếp thu giáo lý thấm nhuần trong tâm)... Qua đó đưa chúng sanh lên bờ giác ngộ tìm về con đường giải thoát thông qua việc hành trì thân tâm.

Ngày 'Phật đản sanh' nhắc nhở trong mỗi chúng ta đều có hạt giống 'Phật tánh'

Ngày "Phật đản sanh" nhắc nhở trong mỗi chúng ta đều có hạt giống "Phật tánh"

"Phật đản sanh" chỉ cho "tâm giác ngộ" trong mỗi người chúng ta. Tâm là gốc vạn pháp, vạn pháp thảy đều ở trong tâm. Tức tâm là Phật, chỉ cho tâm không phân biệt, tâm không động niệm, khởi chấp trần lao, tâm an tĩnh vô vi, tâm không sinh không diệt thì tâm đó đồng tâm chư Phật mười phương.

"Tâm giác ngộ" là hạt giống "Phật tánh" nảy nở trong tâm, chúng ta tu theo Phật là phải làm sao cho hạt giống đó phát triển tốt lên.

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Ngày "Phật đản sanh" nhắc nhở trong mỗi chúng ta đều có hạt giống "Phật tánh", hạt giống của sự giác ngộ, hạt giống của sự giải thoát, hạt giống của chân hạnh phúc.

Chúng ta học Phật phải hiểu giáo lý của Đức Phật thông qua thấy, nghe, đọc, tụng, hiểu nghĩa, thực hành, chiêm nghiệm, tự chứng ngộ - để từ đó phát triển tâm giải thoát, tâm giác ngộ, tâm từ, bi, hỷ, xả - ngõ hầu giải thoát được luân hồi sinh tử và cứu giúp mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm