Uống vitamin C không thể ngăn ngừa virus corona
Vitamin C đóng vai trò không thể thiếu trong hệ miễn dịch. Tuy nhiên, việc bổ sung chất này thường xuyên, liều lượng cao liệu có thể chống lại sự tấn công của virus corona?
Các chuyên gia khẳng định nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể để giúp công tác phòng và điều trị bệnh do virus corona gây ra hiệu quả hơn. Cũng từ thông tin này, nhiều người gấp rút mua các loại thực phẩm chức năng để sử dụng, điển hình là vitamin C được hỏi mua và bán rộng rãi trên mạng xã hội.
Dưới đây là bài viết của PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Los Angeles, California, Mỹ, giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vitamin C và hiệu quả trong việc chống virus corona.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch
Vitamin C rất quan trọng cho cơ thể do chúng ta không thể tự tổng hợp được. Cơ thể lấy trực tiếp vitamin C từ thức ăn bên ngoài. Chất này cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động, là chất chống oxy hoá mạnh, đóng vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công từ các virus hay vi khuẩn. Vitamin có trong các đại thực bào (chuyên giết vi khuẩn, vi trùng). Chúng cũng cần thiết cho việc lập trình tế bào chết (apotosis).
Tầm quan trọng của vitamin được nhắc đến trong dịch bệnh Scurvy (hay còn gọi là bệnh Barlow) thế kỷ 16-19 khi 2 triệu thủy thủ châu Âu chết, chảy máu nướu do thiếu vitamin C vì đi biển nhiều tháng không có rau cải. Năm 1927, nhà hoá học Hungary Szent-Györgyi tổng hợp chất gọi Hexuronic Acid, có khả năng kháng bệnh Scurvy, ông tạm gọi là antiscorbutic. Đến năm 1932, nhà hoá học người Mỹ Charles Glen King chứng minh Hexuronic Acid có khả năng chữa bệnh Scurvy và Hexuronic Acid được đổi tên là Ascorbic Acid, (Antiscorbutic), gọi tắt là vitamin C.
Những quan niệm sai lầm về vitamin C
Sau khi xác định được vitamin C chữa bệnh Scurvy, một số nhà khoa học đã quá lạc quan về chúng và cho rằng có thể đóng nhiều vai trò quan trọng hơn cho cơ thể. Cụ thể, vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch và chữa cả ung thư.
Một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất đã gây ra hiểu lầm tai hại về vitamin C là TS Linus Pauling, người từng đoạt 2 giải Nobel Hoá Học (1954) và Nobel Hoà Bình (1962).
Pauling là tiến sĩ khoa học, không phải bác sĩ nhưng ông tham gia một số nghiên cứu lâm sàng, rút ra nhiều quan sát và kết luận. Về mặt hoá học, ông được xem là cha đẻ của thuyết Quantum Hoá học, nhưng về mặt y khoa và lâm sàng, các phát biểu và quan điểm của ông về vitamin C sau này được chứng minh là sai lầm, để lại những hậu quả tai hại.
Năm 1970, Pauling xuất bản cuốn Vitamin C và bệnh cảm, cho rằng uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày sẽ giảm tỉ lệ bệnh cảm xuống 45%(trong khi đó người bình thường chỉ cần 75 mg (nữ) đến 90 mg (nam) vitamin C mỗi ngày). Năm 1976, Pauling trong cuốn sách tái bản về vitamin C của mình, ông đề nghị liều cao hơn, vài nghìn mg vitamin C mỗi ngày. Đến cuốn thứ 3 của Pauling, tựa là Vitamin C và ung thư, Pauling cho rằng liều cực cao (megadose) vitamin C có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Ở một cuốn sách khác tên Làm thế nào sống lâu và sống tốt hơn? Pauling cũng cho rằng uống vitamin C liều cực cao có thể cải thiện bệnh tim mạch, ung thư. Chính Pauling cũng uống vitamin C liều cao, khoảng 12.000 mg mỗi ngày để ngăn ngừa ung thư. Năm 1993 ông được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Sau khi được xạ trị, Pauling nói rằng uống Vitamin C liều cao có thể làm chậm ung thư của ông thêm 20 năm. Ông mất năm 1994 vì ung thư.
Ngày nay, khi xem các quan sát và phân tích của Pauling về các nghiên cứu thời thập niên 1960, chúng ta hiểu thêm tầm quan trọng của nghiên cứu đối chứng và kinh nghiệm lâm sàng trong y khoa. Các quan sát của TS Pauling dựa phần lớn vào các ca riêng lẻ, lý thuyết logic (nếu đã tốt cho hệ miễn dịch, liều càng cao sẽ càng tốt hơn), chứ không lường được tính phức tạp của bệnh lý trong thực tế. Bệnh cảm hay ung thư là một ví dụ. Đây là những bệnh có nhiều yếu tố như tuổi tác, cơ địa, bệnh lý nền, địa lý, dinh dưỡng nên không thể dựa vào một số quan sát logic và rút ra kết luận.
Năm 1974, Bác sĩ Terene Anderson và cộng sự từ Đại học University of Toronto (Canada) xuất bản nghiên cứu đối chứng lâm sàng ngẫu nhiên để so sánh hiệu quả của uống 1000 mg vitamin C với bệnh cảm ở 2349 bệnh nhân từ 10 đến 65 tuổi như TS Pauling công bố. Nghiên cứu cho thấy uống vitamin C liều cao hay không đều không có sự khác biệt đáng kể về chữa trị triệu chứng hay ngăn ngừa bệnh cảm mùa đông. Tuy nhiên, bên nhóm uống vitamin C có chút cải thiện triệu chứng ở ngày đầu tiên.
Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên năm 1975 từ Viện Sức khỏe Mỹ (NIH) cho thấy uống vitamin C không có tác dụng ngăn ngừa cảm thường. Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân "nghĩ" mình đã uống vitamin C (thực tế là giả dược) thường mau hết cảm hơn. Điều này gợi ý tâm lý có thể tác dụng tích cực lên hệ miễn dịch.
Chuyện vitamin C và ung thư là một ví dụ khác cho thấy Pauling quan sát về lâm sàng có nhiều khiếm khuyết.
Bệnh viện Mayo Clinic sau đó đã làm các nghiên cứu đối chứng giữa bệnh nhân mắc bệnh ung thư và vitamin C liều cao, 10.000 mg vào các năm 1979, 1983, và 1985. Tất cả các nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân ung thư uống vitamin C liều cao có kết quả không khác với bệnh nhân không uống. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra uống vitamin C liều cao không có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Thời điểm thập niên 1970 đến 1990, Pauling là một khoa học gia xuất sắc đoạt 2 giải Nobel. Vì vậy, các quan sát và nghiên cứu của ông thường được tin tưởng. Dù các nhiều nghiên cứu sau này chứng minh các quan sát này là sai, hình ảnh và danh tiếng của Pauling làm nhiều người quên mất nên phân tích lại những gì ông nói.
Ngày nay, vẫn còn gần một nửa người Mỹ vẫn uống vitamin C hàng ngày. Họ xem đây là cách hữu hiệu tăng cường hệ miễn dịch và chống cảm. Những phát biểu của Pauling, dù sai, vẫn được nhiều công ty và cá nhân sau này dùng để bán sản phẩm vitamin C. Năm 2012, thị trường vitamin C đem về 23 tỉ USD. Vì vậy, điều dễ hiểu là luôn có những quảng cáo quá sự thật về chất này. Trang Vox, trang nổi tiếng tổng hợp tin mạng truyền thông tại Mỹ viết bài kết luận "Pauling Linus đã dụ người Mỹ tin vào vitamin C thế nào?".
Đại học Harvard, Mỹ, có bài về vitamin C và chống cảm cúm. Nghiên cứu cho thấy uống vitamin C chỉ có tác dụng rất ít và cần phải uống hàng ngày ở mức khoảng 200 mg. Bài cũng dựa vào nghiên cứu tổng hợp từ 29 nghiên cứu trên 11.000 bệnh nhân. Các chuyên gia từ Harvard cho rằng cách tốt nhất để có vitamin C là từ rau quả tươi.
Uống vitamin C không ngăn ngừa được virus corona
Như vậy, dựa vào các nghiên cứu về cảm cúm và vitamin C, chúng ta có thể đoán rằng uống Vitamin C không thể ngăn ngừa được virus corona. Dựa trên các nghiên cứu đã công bố, chúng ta có thể ngăn ngừa virus corona khi sở hữu một hệ miễn dịch tốt.
Uống vitamin C có thể có tác dụng tâm lý, như có thêm vài anh lính tinh nhuệ, nhưng cải thiện và nâng cấp cả hệ miễn dịch, như cải thiện cả một bộ máy quân đội, mới là cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh.
Uống vitamin C liều cao hay uống thường xuyên có thể hại
Cũng như nhiều loại thức ăn khác, uống quá nhiều vitamin C có thể gây hại. Liều dùng vitamin C hiện nay là 75 mg với nữ và 90 mg với nam. Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ khuyến cáo không nên uống quá 2000 mg vitamin C mỗi ngày. Tác dụng phụ gồm đau bao tử, ói mửa và tiêu chảy. Một nghiên cứu khác cho thấy uống vitamin C thường xuyên có thể tăng rủi ro sạn thận gấp đôi so với không uống.
Vitamin C rất quan trọng do vai trò không thể thiếu trong hệ miễn dịch. Chúng ta không thể tự tổng hợp vitamin C mà phải lấy trực tiếp từ thức ăn. Uống vitamin C không có tác dụng ngăn ngừa virus corona, cảm cúm, hay ung thư. Vitamin C tốt nhất được lấy từ trái cây, rau quả tươi (cam, táo, bưởi..) thay vì uống viên vitamin C.
Theo Zing.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm