Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/12/2016, 15:47 PM

Vài nét về Phật giáo Nam tông

Tại Việt Nam, Phật giáo Nam tông điều có hai hệ: Phật giáo Nam Tông của người Khmer đã tồn tại ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Việt.

Vài nét về Phật giáo Nam Tông

Theo sử liệu thì Phật giáo Nam tông Việt Nam chỉ mới được du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm cuối thập kỷ 1930. Như vậy Phật giáo Nam tông Việt Nam chỉ có mặt tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cho đến nay chỉ trên dưới 70 năm. Nếu so với bề dày lịch sử của Phật giáo Bắc tông thì sự có mặt của Phật giáo Nam tông trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam được xem là quá khiêm tốn.

Tuy nhiên trong 70 năm tồn, Phật giáo Nam tông cũng đã có những đóng góp nhất định, dù là khiêm tốn cho thành quả chung của Phật giáo Việt Nam. Do đó, chúng tôi xin giới thiệu đôi dòng vắn tắt về quá trình lịch sử hình thành, tồn tại của Phật giáo Nam tông trong những thập niên qua. Qua đó Tôi cũng mong Đảng, chính quyền và Giáo hội cần quan tâm nghiên cứu thực tiễn tình hình hiện tại của Phật giáo Nam tông và có hướng giúp đỡ cụ thể cho Phật giáo Nam tông được phát huy bản sắc của mình trong sự phát triển chung của Phật giáo Việt Nam, phù hợp định hướng Chủ nghĩa Xã hội của đất nước và dân tộc. Trong niềm suy nghĩ đó, ở đây một câu hỏi cụ thể cũng có thể được đặt ra để cho vấn đề thêm phần sáng tỏ là: Từ khi có mặt đến nay, Phật giáo Nam tông đã tạo nên được những sắc thái đặc trưng nào, đã làm được những gì và đang tồn tại ra sao trong vận mệnh của dân tộc, của Phật giáo Việt Nam, mà cụ thể là tại một số Tỉnh thành phía Nam, miền Trung Việt Nam và đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh? Dĩ nhiên đây chỉ là những nét phát thảo đang tồn tại trong suy tư cá nhân và không hề có tham vọng trình bày như một bản báo cáo chi tiết khoa học.

Như trên đã nói, Phật giáo Nam tông du nhập Việt Nam vào cuối thập niên 1930. Đây là thời kỳ lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc và Phật giáo Việt Nam, vì đây cũng chính là thời kỳ ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ chí Minh sáng lập và lãnh đạo. Trong giai đoạn bối cảnh lịch sử XHVN mà điểm hội tụ chính là tại Thành phố này, đang liên tục diễn ra những cao trào đấu tranh cách mạng hào hùng và anh dũng của các tầng lớp nhân dân đấu tranh trong cuộc kháng chiến kiên cường và bất khuất chống thực dân để dành lại tự do cho Tổ quốc.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, tuyệt đại đa số tăng ni và phật tử Việt Nam nhiệt liệt hưởng ứng theo lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, nhất tề đứng lên cùng toàn dân toàn quân tích cực tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đầy chính nghĩa của dân tộc, mặt khác ra sức tích cực hoạt động để đẩy mạnh công cuộc vận động thống nhất và chấn hưng Phật giáo nước nhà, nhằm thực hiện tinh thần lời dạy của đức Phật: vì lợi lạc quần sanh, vô ngã vị tha, phát huy truyền thống yêu nước phụng sự đạo của lịch sử Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ đạo pháp và dân tộc, vừa khế hợp với yêu cầu vận động sức mạnh tổng hợp đoàn kết dân tộc trước thực tiễn tình hình đất nước, vừa không ngừng đưa Phật giáo Việt Nam theo kịp xu thế phát triển chung của Phật giáo các nước láng giềng và Phật giáo thế giới. 

 

Chính sự ra đời của Phật giáo Nam tông trong bối cảnh lịch sử ấy của dân tộc và Phật giáo Việt Nam tạo nên cơ duyên thuận lợi cho quá trình hội nhập nhanh chóng và phát triển nhịp nhàng của Phật giáo Nam tông trong vận hội chung của đất nước và sánh vai cùng với thành phần khác trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Và cũng nhờ vậy nên trải qua biết bao biến cố đổi thay thăng trầm của lịch sử Phật Giáo và dân tộc, Phật giáo Nam tông vẫn luôn sắt son gắn bó và được phát triển hài hòa cùng chung với sức sống và vận mệnh của dân tộc và cộng đồng Phật giáo Việt Nam kể từ khi du nhập đến nay, và cũng qua đó, đã cùng với các tổ chức hệ phái khác, có những cống hiến thiết thực nhất định trong nhiều lĩnh vực hoạt động phật sự, góp phần hoàn thành sứ mệnh phụng sự đạo pháp và phục vụ nhân nhân trong sự nghiệp chung của Phật giáo Việt Nam và cùng chung sức xây dựng Phật giáo Việt Nam trở thành một thực thể vững mạnh, tồn tại hòa điệu nhịp nhàng trong mạch sống dân tộc trải qua bao cuộc thịnh suy thăng trầm của đất nước bốn ngàn năm văn hiến.

Nói đến công đức khai sơn phá thạch để cho Phật giáo Nam tông được hiện diện trên đất nước Việt Nam là nói đến công lao của một số chư tăng và phật tử Việt kiều sinh sống trên đất nước Campuchia. Họ đã kết hợp với một số phật tử nhiệt thành trong nước, ra sức xây dựng nền móng ban đầu cho Phật giáo Nam tông tại Việt Nam. Trong số các vị có công đầu, đáng được nhắc đến là sự đóng góp đắc lực của các nhà sư và cư sĩ tiêu biểu như: Bác sĩ thú ý Lê Văn Giảng (về sau là cố Hoà thượng Hộ Tông) và ông Nguyễn Văn Hiểu cùng số bạn bè thân hữu của họ đã cùng với một số các bậc cao tăng khác như: Hoà thượng Bửu chơn, Hoà thượng Thiện Luật, HT Giới Nghiêm, HT Ẩn Lâm, HT Tối Thắng…. đã dành nhiều thời gian và tâm huyết cho công cuộc hoằng dương Phật Giáo Nguyên Thuỷ tại Việt Nam và giờ đây các vị ấy đã trở thành các bậc danh tăng thạc đức tiền bối và những cư sĩ lão thành có công lớn sáng danh trong lịch sử du nhập và xây dựng Phật giáo Nam tông tại Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu có mặt tại Việt Nam, các tu sĩ và cư sĩ Nam tông chỉ tập trung vào việc tu tập thiền quán, biên soạn kinh sách, thuyết giảng Phật pháp, hướng dẫn cho phật tử sơ cơ tu học và thực hành giáo lý chánh truyền nguyên thuỷ của Đức Phật để giúp họ loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan không phù hợp với tín ngưỡng chánh pháp của đạo Phật, tìm địa điểm thích hợp để xây dựng cơ sở tòng lâm tự viện làm nơi tu học và hoằng pháp lợi sanh cho chư tăng và Phật tử, đơn giản hóa trong cách thờ phượng và nghi lễ cúng kiến.Chính những sinh hoạt đặc thù nguyên thuỷ ấy đã thu hút nhiều người cảm kích xu hướng tin theo, chính vì vậy tuy hiện diện chưa được bao lâu, Phật giáo Nam tông đã càng lúc càng phát triển nhanh chóng và đáng kể về số lượng chư tăng và tín đồ.

Nhiều ngôi chùa đã được xây dựng tại Sài Gòn và một số tỉnh thành lân cận cũng như tại một số tỉnh thành miền Trung, trong đó ngôi Bửu Quang Tự là tổ đình đầu tiên của Phật giáo Nam tông, toạ lạc tại Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức cũng đã được xây dựng vào cuối năm 1937. Đây là những nỗ lực đáng kể của chư tăng và phật tử Nam tông trong công cuộc đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển qua các giai đoạn phát triển của lịch sử Phật giáo Nam tông, và được xem là những hoạt động đặc trưng của Phật giáo Nam tông tại Việt Nam từ khi vừa có mặt tại Việt Nam. 

Cũng ngay từ buổi giao thời đó, Phật giáo Nam tông trước tình hình bối cảnh đất nước đang lâm cảnh chiến tranh ly loạn, đạo Phật Việt Nam rơi vào tình cảnh phân hóa trầm trọng, trong một xã hội có chiến tranh, thân tâm phân tán, vàng thau lẫn lộn , thật giả khó phân, có người yêu nước lẫn kẻ bán nước với những xu hướng chính trị, quan điểm chánh nghĩa, phi nghĩa bất đồng: tình hình xã hội, chính trị rối ren phức tạp, lại thêm tác hại nghiêm trọng của chính sách thực dân chia để trị, càng làm suy yếu sức mạnh nội bộ dân tộc Việt Nam càng dễ bề thôn tính và cai trị. Chính trong tình cảnh nước mất nhà tan, nhân dân bất ổn ấy, người phật tử Việt Nam vốn thừa hưởng truyền thống yêu nước từ ngàn xưa của dân tộc và Phật giáo, và những tăng ni phật tử tức thời, có tâm huyết vận mệnh sống còn của đất nước, của dân tộc và đạo pháp, làm sao có thể bình chân toạ thị, và cũng vì vậy đã có biết bao tăng sĩ Việt Nam, trong đó có một số nhà sư Nam tông “Cởi cà sa mặc chiến bào”, lên đường đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, tham gia kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân để bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu như các vị sư Tâm Kiên, Hữu Nghiệp….cùng với một số nhà sư khác và cư sĩ khác đã ra đi trong khi đang còn tu học và sinh sống trên đất nước Campuchia. 

Cũng cần mở ngoặc ghi nhận ở đây mối quan hệ thường xuyên gắn bó giữa phật giáo Nam Tông Việt Nam trong nước và phật giáo Campuchia cũng như cộng đồng phật tử người Việt sinh sống trên đất nước này, đã không ngừng được tăng cường cũng cố, tạo nên mối quan hệ hữu nghị hợp tác ân tình quan trọng, xuyên suốt qua bao thời kỳ lịch sử thăng trầm của dân tộc và phật giáo hai nước Việt Nam – Cam puchia càng thêm tốt đẹp, trong đó có sự đóng góp đáng kể của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam. 

Nổi bật nhất là trong khoảng thời gian Phật giáo Nam tông đi tiên phong trong công cuộc đấu tranh anh dũng của các tầng lớp nhân dân chống lại bạo quyền độc tài của tay sai Ngô Đình Nhiệm, Phật Giáo Nam Tông đã trở thành một trong những thành viên xung kích và tích cực trong các phong trào xuống đường, tuyệt thực, biểu tình và đấu tranh trực diện ở tại nhiều địa phương nhất là ở Huế và ở tại Thành phố Hồ Chí Minh này. Biết bao chư tăng và phật tử Nam Tông cũng đã chịu chung cảnh bị đánh đập, giam cầm, tra tấn, cùng với số phận của hàng ngàn tăng ni và phật tử khắp nơi trên cả nước, thậm chí HT Bửu Chơn cũng không thoát khỏi cảnh ngộ bị giam cầm chung cùng với các vị tôn túc lãnh đạo Phật giáo khác.

Chính sự đoàn kết cùng nhau một lòng, kề vai sát cánh, sống chết có nhau, trong công cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam cho sự tồn sinh của đạo pháp và dân tộc, là chất keo tình cảm vô cùng quan trọng, tạo điều kiện và tiền đề cho sự hình thành và phát triển nên tinh thần hòa hợp chúng, bất khả phân ly, mở đầu cho công cuộc vận động thống nhất Phật giáo nước nhà, nhằm đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tăng ni phật tử Việt Nam, bất luận tông môn hệ phái nào, rất thiêng liêng và bền chặt.

Chính vì sự nhận thức được sự khác biệt giữa Phật giáo Nam tông và Bắc tông là sự thật không có ranh giới đáng kể, nó chỉ mang tính chất hiện tượng tạm thời. Bản chất khách quan của sự vật của sự vật – nền tảng nhận thức của Phật giáo luôn luôn hiện diện trong ý thức của Tăng Ni Phật Tử, tất yếu dẫn đến nhận thức rằng nổ lực trong cuộc vận động thống nhất Phật giáo cũng chính là cuộc đấu tranh để đưa đến sự thống nhất các điểm bất đồng dị biệt để thực hiện tính nhất thể tương đồng trong nội bộ Phật giáo, và điều này chỉ có thể thực hiện được khi hoàn cảnh chủ quan ( ý chí thống nhất của Tăng Ni Phật tử cả nước) và điều kiện khách quan (sự thống nhất đất nước) cho phép; chính vì vậy nên dù có một số điểm dị biệt bất đồng về hình thức và nội dung biểu hiện trong cách thờ phượng, trong quan điểm nội dung giáo lý và trong các phương pháp hành trì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của tăng ni phật tử giữa Nam – Bắc tông, thật sự sống biết tôn trọng và thực hành đúng theo tinh thần Lục hòa cộng trụ và Tứ nhiếp pháp của đức Phật. Chính nhờ những quan điểm nhận thức như thế nên có thể nói từ khi du nhập Việt Nam, Phật giáo Nam tông đã biết cách thể hiện khá nhuần nhuyễn tinh thần khế lý khế cơ của Phật giáo, và nhờ vậy không lạ gì thành quả của quá trình vận động thống nhất Phật giáo nước nhà gặp rất nhiều thuận duyên, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông trải qua các thời kỳ, mà đỉnh cao là Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội vào tháng 11-1981, và Phật giáo Nam tông là một trong 11 thành viên của cuộc Hội nghị lịch sử quan trọng này. Và cũng bắt đầu từ điểm mốc lịch sử quan trọng ấy của Phật giáo Việt Nam, Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông đang phấn đấu tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống phục vụ đạo pháp và dân tộc trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà các bậc tiền bối đã dày công khai sơn phá thạch và mở đường cho các thế hệ hiện tại và tương lai vững bước.

Xác định lập trường quan điểm nhập thân phấn đấu cho lý tưởng phục vụ vì sự nghiệp chung của Phật giáo Việt Nam, nhằm phát huy ánh sáng chánh pháp của đức Phật được lưu lộ và tồn tại mãi trên quê hương Việt Nam, vì đại nghĩa dân tộc và an lạc hạnh phúc của nhân dân, chính là lý do tồn tại và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, định hướng cho mọi hành động lợi đạo ích đời của Phật giáo Nam tông Việt Nam.

Như vậy, sự có mặt của Phật giáo Nam tông tại Việt nam từ nửa thế kỷ qua và hiện tại, nếu cho phép được ví von theo cách nói hình tượng văn học thì đó là sự góp mặt của một loài hoa trong vườn hoa Phật giáo Việt Nam, cùng với nhiều loài hoa Phật giáo khác, góp phần tô điểm làm giàu sắc hương tươi thắm cho vườn hoa văn hóa tinh thần của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí Phật giáo Nguyên Thuỷ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Tư liệu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh

Tư liệu 12:20 28/10/2024

Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.

Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất

Tư liệu 10:50 28/10/2024

Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.

Ba cách thuyết minh Bát Chánh đạo

Tư liệu 23:50 26/10/2024

Trong Kinh tạng Nikaya, khi Đức Phật nói trực tiếp về Bát Chánh đạo, thì lộ trình theo thứ tự là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định, hay nói gọn lộ trình đó là Tuệ - Giới - Định.

Xem thêm