Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/04/2023, 09:00 AM

Vài phương thức đoạn trừ phiền não (Phần 2)

Phật giáo nhấn mạnh rằng hành vi bất thiện sẽ làm tăng thêm phiền não trong khi việc làm thiện sẽ đem lại cảm giác an vui. Một cuộc sống đơn giản với ít sở hữu và biết đủ là điều rất được tán thán trong Phật giáo.

Giữ gìn ngũ giới

“Không có lậu hoặc nào

Ở trong đời hiện tại

Bức bách người có giới

Vị ấy còn đào hết

Gốc rễ của đau khổ

Trong những đời vị lai”.

Phật giáo có những phương pháp để đoạn trừ phiền não và từng bước đem lại hạnh phúc, trong đó giữ gìn năm giới cấm là điều đầu tiên cần phải làm. Năm giới bao gồm không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Đây là năm điều căn bản nhất mà mỗi người cần gìn giữ để cuộc sống được an vui hạnh phúc. Ví như một người giữ gìn giới không tà dâm thì cuộc sống vợ chồng được bền lâu, không còn những mối nghi ngờ, không còn cảnh chia tay, không còn cảnh làm tổn thương con cái.

Tình trạng chồng ngoại tình hay vợ ngoại tình là một trong những nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ. Nhiều người phụ nữ vì không chấp nhận chồng mình ngoại tình nên đã rất đau buồn, tự kỷ, trầm cảm... Đây là một trong những hiện tượng nổi trội trong xã hội hiện đại. Như vậy nếu chúng ta giữ gìn tốt ngũ giới chắc chắn cuộc sống sẽ vơi bớt những nỗi khổ niềm đau cho mình và cho những người xung quanh.

Vài phương pháp đoạn trừ phiền não (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Như trồng trọt không rào giậu. Giới khi ấy sẽ bị giặc phiền não xâm nhập, như một khu làng mở cổng sẽ bị trộm cướp xâm nhập. Và tham dục lên vào tâm vị ấy như mưa dột ở mái nhà không lợp kín". Chúng ta phải phòng hộ sáu căn ví như một người trồng trọt nếu không làm rào chắn kỹ càng thì có nguy cơ bị những con vật bên ngoài vào quấy phá. Nếu một người không giữ gìn luật pháp, giới luật thì mọi giặc phiền não xâm nhập vào. Đây là nguyên nhân khiến xã hội ngày nay có rất nhiều vấn nạn.

Một trong những nguyên nhân làm cho con người bị căng thẳng, lo lắng, bất an là do mặc cảm tội lỗi; và năm giới này là cách giúp người ta tránh được mặc cảm đó. Phật giáo nhấn mạnh rằng hành vi bất thiện sẽ làm tăng thêm phiền não trong khi việc làm thiện sẽ đem lại cảm giác an vui. Một cuộc sống đơn giản với ít sở hữu và biết đủ là điều rất được tán thán trong Phật giáo. Ngược lại, tích trữ và hám lợi sẽ làm cho người ta bị căng thẳng. "Năm giới này không những đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, quốc gia, xã hội nữa. Ngũ giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể”.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khéo học sẽ thấy được pháp chân thật

Kiến thức 12:00 08/11/2024

Tất cả quý Phật tử học Phật pháp lâu rồi nhưng có thấy được chân giáo pháp chưa?

Lòng tin là tài sản tối thượng

Kiến thức 10:39 08/11/2024

Trong các thứ tài sản, theo tuệ giác Thế Tôn, thì lòng tin là tối thượng. Quan niệm này kể ra cũng lạ nhưng nếu lắng lòng chiêm nghiệm lời Phật thì trực nhận rằng tài sản chỉ là cái đến sau, là kết quả của lòng tin.

Chính tín

Kiến thức 09:59 08/11/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, đối với mọi quan điểm, tư tưởng nên thận trọng, chớ vội tin, cần hoài nghi và xét lại tất cả. Dù nghi ngờ là một trong những phiền não làm chướng ngại thánh đạo nhưng trong nhận thức, hoài nghi là một biểu hiện của trí tuệ vì "đại nghi tức đại ngộ".

Tứ vô lượng tâm: Bốn pháp thiền phát triển tâm từ bi hỷ xả

Kiến thức 09:15 08/11/2024

Từ bi hỷ xả là những phẩm chất quan trọng của tâm Phật vốn có sẵn trong ta, tu tập, khơi dậy, phát triển tâm tứ vô lượng tâm là sống với tâm Phật, hoàn toàn thuận hướng giác ngộ giải thoát.

Xem thêm