Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/04/2023, 08:00 AM

Vài phương pháp đoạn trừ phiền não (Phần 1)

Giáo lý Phật giáo có thể giúp con người thoát khỏi những khổ đau bằng những phương pháp thiết thực. Trong kinh Đức Phật đã tuyên thuyết vô lượng pháp môn để đối trị vô lượng phiền não, và ở đây người viết xin chọn một vài phương pháp.

Hòa thượng Minh Châu từng nói rằng: “Sinh ra ở đời ai cũng muốn hạnh phúc, không ai muốn đau khổ, mà đạo Phật chính là đạo giúp con người thoát khổ đau và sống an lạc, giúp con người đoạn tận khổ đau ngay tại đời này, bằng những phương pháp thiết thực và hiện tại mà mọi người chúng ta đều có thể hiểu được và làm được, không phải là những chuyện gì xa xôi, huyền bí, siêu thực".

Giáo lý Phật giáo có thể giúp con người thoát khỏi những khổ đau bằng những phương pháp thiết thực. Trong kinh Đức Phật đã tuyên thuyết vô lượng pháp môn để đối trị vô lượng phiền não, và ở đây người viết xin chọn một vài phương pháp.

Đã biết vô thường sao vẫn còn phiền não?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Như lý tác ý

Trong kinh Nhất thiết lậu hoặc Đức Phật dạy rằng mọi khổ đau, tàn hại, nhiệt não khởi lên là do chúng ta có cái nhìn sai lạc, không đúng với sự thật. “Này các Tỳ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sinh được sinh khởi, và các lậu hoặc đã sinh được tăng trưởng. Này các Tỳ- kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sinh không sinh khởi, và các lậu hoặc đã sinh được trừ diệt””. Nghĩa là việc tác ý đúng tinh thần lời Phật dạy mới có khả năng dứt trừ các lậu hoặc đưa đến đoạn tận mọi khổ đau. Nếu chúng ta tác ý không như lý thì đó là nguyên nhân đưa đến mọi khổ đau. Chính do có sự khác biệt trong cách tác ý như vậy nên đạo Phật chủ trương thực tập “như lý tác ý" hay đặt tâm đúng hướng.

Nguyên nhân dẫn đến phiền não cũng chính do chúng ta có cái nhìn không đúng, chấp chặt, lầm tưởng. Khổ đau lâu ngày không được chuyển hóa sẽ dẫn đến u uất, phiền muộn, căng thẳng, thậm chí dẫn đến tự sát. Chúng ta phải biết rằng ngay tấm thân tứ đại này cũng do duyên hợp lại mà có, vậy còn gì để chấp là của ta để rồi sinh ra phiền muộn. “Vị Tỳ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã”.

Nếu nhìn vạn pháp đúng như nó đang là thì mọi phiền não khổ đau sẽ không còn. Do cái nhìn đúng đắn, vạn pháp đúng như nó đang là nên mọi khổ đau không còn, mọi thiện nghiệp được phát sinh. “Do nhân như lý tác ý, do duyên như lý tác ý, do nhân tâm chánh hướng, do duyên tâm chánh hướng, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahal, đây là nhân, đây là duyên, thiện nghiệp được làm”.

Nhờ thực tập cách nhìn các pháp đúng như lời Phật dạy, tức nhận thức rõ hết thảy các pháp đều do duyên mà có mặt, luôn luôn biến đổi, thuộc bản chất khổ đau, không ai làm chủ được, mà tâm trở nên định tĩnh, quân bình, không dao động, không thiên vị, không ái luyến, không chấp trước, được thanh thản, tự do và giải thoát. Phàm pháp nào thuộc về phần thiện, tất cả những pháp ấy lấy như lý tác ý làm căn bản, lấy như lý tác ý làm chỗ quy tụ; như lý tác ý được gọi là tối thượng đối với những pháp ấy”. Tất cả các thiện pháp đều bắt nguồn từ suy nghĩ đúng đắn và lấy tư duy đúng đắn làm căn bản để phát sinh thiện pháp.

Cái nhìn bằng như lý tác ý là cái nhìn bằng trí tuệ, đây là cách nhìn nhận của bậc Thánh. Chính nhờ tuệ tri mà các phiền não, lậu hoặc, tàn hại nhiệt não không có cơ hội dấy khởi. Nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý". Do vậy, mọi phiền não, khổ đau cũng không còn. Đây là một phương pháp hữu hiệu không chỉ dành cho các thầy Tỳ-kheo mà nó hợp với mọi đối tượng, mọi thời đại. Nếu ai khéo hành trì theo thì sẽ đạt được an lạc giải thoát ngay trong kiếp hiện tại.

“Như sét đánh tan tảng đá

Như gió tạt lửa cháy rừng

như mặt trời xua tan bóng tối

cũng vậy tuệ được tu tập

đoạn tận rừng phiền não

thâm căn

nguồn gốc mọi khổ sầu

đấy hạnh phúc ngay đời này

mà con người có thể biết đến”.

(còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm