Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/03/2022, 12:18 PM

Văn hóa Phật giáo Việt Nam vấn đề và suy nghĩ

Phật giáo có mặt ở đất nước Việt Nam cũng thông qua con đường lan tỏa văn hóa. Văn hóa vốn là phần hồn của một dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội.Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục phát triển kinh tế xã hội.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, tầm quan trong trọng của văn hóa đã được nêu lên hàng đầu, tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc Unesco chính thức thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí quan trọng và đóng vai trò điều tiết xã hội. hơn nữa các lĩnh kinh doanh liên quan đến văn hóa có tiềm năng lớn có thể sánh với các ngành thương nghiệp, công nghiệp khác của một đất nước. Với những quốc gia phát triển, chi tiêu cho văn hóa đôi khi vượt cả chi tiêu để sinh sống.

Văn hóa là một phạm trù rất rộng, vốn là sản phẩm chỉ có ở loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ giữa con người và xã hội.Ngược lại, văn hóa lại tác động không nhỏ vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua con đường giáo dục. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Khó có thể đưa ra một khái niệm về văn hóa được mọi người, mọi giới chấp nhận.Hiện nay, ít nhất cũng có đến hàng trăm định nghĩa, khái niệm về văn hóa khác từ được nhìn từ nhiều giác độ khác nhau. Thông thường, theo nghĩa hẹp, văn hóa trong tiếng Việt, dùng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghĩa rộng,thì văn hóa là một tổng thể phức hợp bao hàm các lĩnh vực tư tưởng, văn học, đức tin, pháp luật,nghệ thuật, lịch sử,tín ngưỡng,phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nói một cách khái quát nhất, thì văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.”

Văn hóa còn là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, nghĩa là gồm cả hai khía cạnh: Vật chất như nhà cửa, quần áo, xe cộ, các phương tiện và phi vật chất của xã hội như văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tư tưởng,..

Trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, mỗi giác độ khác nhau, cách hiểu về văn hóa cũng khác nhau.Các định nghĩa về văn hóa và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều sự khác biệt đáng kể.Về mặt thuật ngữ khoa học, có lẽ từ“Văn hóa” bắt nguồn từ chữ La tinh “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”.

Đáng lưu ý là định nghĩa của Edward Sapir (1884 – 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: “văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống.”

Ngày 2/2/ 2002 Unesco – tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa về văn hóa được nhiều người chấp nhận như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và niềm tin.”

Những ai quan tâm đến đạo Phật đều biết rõ, khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, đạo Phật từ Ấn Độ lan tỏa khắp nơi bằng con đường văn hóa và thông qua văn hóa hòa hợp.Thực tế đã chứng minh, Văn hóa Phật giáo với đặc tính từ bi và dung hợp, nên đi đến đâu cũng dễ dàng được tiếp nhận và dung hòa với văn hóa tín ngưỡng của nơi đó như nước hòa với sữa ,không những không bao giờ loại trừ, triệt tiêu văn hóa tín ngưỡng bản địa, mà còn nâng đỡ, bổ sung, hòa hợp làm cho nền văn hóa của nơi mà nó đến, được nâng tầm cao hơn và phong phú đa dạng hơn.

Các nhà sư, nhà truyền giáo, tín đồ của Phật giáo, khi bắt đầu sang Trung Hoa, họ học chữ Hán, tiếng Hán, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng bản địa, nghiên cứu văn hóa Nho giáo, văn hóa Đạo giáocủa người Trung Hoa. Họ dùngchữ Hán, tiếng Hán, có khi mượn dùng cả các khái niệm, thuật ngữ trong các học thuyết của Nho gia – Đạo gia vốn quen thuộc với người dân nơi đây, để truyền bá tinh hoa tư tưởng, văn hóa Phật giáo tại Trung Hoa. Nhờ vậy, Phật giáo mới vào được và hưng thịnh tại Trung Hoa.

Tông chỉ quan trọng nhất, góp phần tạo nên thành công của tổ chức Phật giáo Phật Quang Sơn (Đài Loan) do hòa thượng Tinh Vân sáng lập là: “Dĩ văn hóa hoằng dương chính pháp” (lấy văn hóa để hoằng dương Phật pháp). Điều này, rất đáng đề chúng ta để tâm suy nghĩ .

Phật giáo có mặt tại Việt Nam chúng ta, chậm nhất là từ những năm đầu Công nguyên, thông qua con đường giao lưu và tiếp biến văn hóa. Với những điểm tương đồng vốn có, tinh hoa tư tưởng văn hóa Phật giáo khi vào Việt Nam ta, nhanh chóng được dân ta – cư dân văn hóa lúa nước nông nghiệp hiền hòa chất phác, tiếp nhận một cách tự nhiên, như nước hòa với sữa. Phật giáo nhanh chóng bén rễ và lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Cũng chính nhờ đặc tính từ bi dung hợp, thông qua con đường văn hóa, Phật giáo không chỉ dung hòa với văn hóa tín ngưỡng bản địa đa thần mà còn dung hợp với tinh hoa văn hóa Nho – Đạo, vốn đã được một bộ phận dân ta tiếp nhậntừ đầu công nguyên, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, nhân văn và đầy sức sống.Chùa Pháp Vân, chùa Pháp Lôi, chùa Pháp Vũ, chùa Pháp Điện, chùa Một Cột, chùa Báo Thiên, chùa Thiên Mụ, chùa Tam giáo…là kết quả của quá trình dung hợp, tiếp biến.Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú  cũng khẳng định rằng: “Văn hóa Phật giáo là ngọn nguồn của văn hóa Việt Nam”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những lời dạy các bậc cổ đức thiền sư về tâm thế tu tập liên quan đến sự dung hợp này rất đáng ghi lòng: Muốn tu hành thành tựu giác ngộ giải thoát như đức Phật thì chỉ cần y theo giáo lý kinh điển của Phật giáo. Nhưng muốn truyền bá giáo lý, hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh sâu rộng thì việc dung hòa vận dụng tinh hoa Nho – Lão hòa với tín ngưỡng văn hóa bản địa không thể không thể không lưu tâm mà được. (Người viết nhấn mạnh)

Không ít người khó lý giải, vì sao, dân tộc Việt Nam ta đã từng bị ngàn năm Bắc thuộc với chính sách đồng hóa về văn hóa mà vẫn không tiêu diệt được văn hóa của dân tộc ta? Một số nhà nghiên cứu uy tín cho rằng, phải chăng, nhờ hồn thiêng, phúc khí của dân tộc, sự hòa hợp giữa văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo từ rất sớm mà cái hồn của văn hóa dân tộc ta đã được định hình với sức sống bất diệt. Nên cho dù dân tộc ta ,dù bị ngàn năm Bắc thuộc nhưng cái hồn văn hóa ấy, sức sống của văn hóa ấy bất diệt. Đúng như nhận định của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao song gió và thác ghềnh tưởng chừng như không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh.”

Văn hóa Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam như là một thực thể tinh thần khó có thể tách rời ra được, nên sẽ không trách khỏi khiếm khuyết, nếu nghiên cứu văn hóa dân tộc Việt Nam mà bỏ qua văn hóa Phật giáo Việt Nam và ngược lại.

Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói, Văn hóa Phật giáo Việt Nam chính là phần nền, phần móng vững chắc của ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Nếu phần nền móng này bị lung lay, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, chung tay giữ gìn, vun đắp, phát huy Văn hóa Phật giáo Việt Nam là bổn phận của tất cả những người con Phật, không kể là xuất gia hay tại gia.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi chúng ta đã xác định rõ khái niệm Văn hóa Phật giáo Việt Nam bao gồm phần tinh hoa của văn hóa Phật giáo hòa với hồn cốt của văn hóa dân tộc Việt Nam thì những vấn đề khủng hoảng nhận thức văn hóa có liên quan đến Phật giáo trong thời gian qua sẽ được nhận thức rõ ràng, thấu đáo hơn. Và như thế, mọi giới sẽ có cách ứng xử văn hóa với những vấn đề như: “Cầu an, cúng sao, giải hạn có phải của Phật giáo không? Cầu siêu, cúng vong thỉnh vong có phải của Phật giáo không?

Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Học viện Phật giáo nên suy xét đưa môn “Văn hóa Phật giáo Việt Nam”: vào chương trình dạy chính quy cho Tăng Ni sinh. Hiện nay, lớp Cao – Trung cấp giảng sư tại thành phố Hồ Chí Minh do Ban Hoằng Pháp trung ương tổ chức đã đưa môn Văn hóa Phật giáo Việt Nam vào chương trình học. Có thể tạm phác thảo những nét cơ bản nội dung môn học này như sau:

Khái quát về Văn hóa và Văn hóa Việt NamBản sắc của Văn hóa Việt NamDiễn trình văn hóa Việt NamKhái niệm Văn hóa Phật giáo Việt NamGiao lưu và tiếp biến văn hóaVăn hóa Phật giáo Việt Nam (Tinh hoa của văn hóa Phật giáo hòa với văn hóa Việt Nam) trong sự tiếp xúc và giáo lưu với văn hóa Ấn Độ (văn hóa Phật giáo Ấn Độ); văn hóa Trung Hoa (văn hóa Phật giáo Trung Hoa) và văn hóa phương Tây

Văn hóa dung hợp – đặc trưng của Văn hóa Phật giáo Việt Nam

Văn hóa nhận thức Phật giáo (Tứ đế, Bát chánh đạo, duyên khởi, vô ngã, vô thường…)

Văn hóa từ bi, tỉnh thức (cơ sở của tinh thần dung hợp)

Văn hóa thiền Phật giáo (thiền trong mọi sinh hoạt đời sống)Văn hóa đạo đức Phật giáo (Tam quy, ngũ giới, thập thiện, nhân quả…)

Văn hóa nghi lễ cầu an, cầu siêu (thờ tự, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, cầu nguyện, hằng thuận…)

Văn hóa nghệ thuật Phật giáo

Văn hóa mỹ thuật kiến trúc Phật giáo (kiến trúc chùa, tháp. hoa văn…)

Văn hóa sinh hoạt giao tiếp ứng xử (Chắp tay hình búp sen, chào hỏi…)

Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam

Căn cứ vào những vấn đề được trình bày ở trên, chúng tôi phác thảo sơ lược đề cương môn Văn hóa Phật giáo Việt Nam như sau:

Chương 1. Các khái niệm cơ bản Văn hóa và văn hóa Việt Nam

2. Bản sắc văn hóa Việt Nam

3 Diễn trình văn hóa Việt Nam

4 Văn hóa Phật giáo Việt Nam

5 Văn hóa và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

4 Tiếp xúc và giao lưu văn hóa (với Ấn Độ, Trung Hoa và phương Tây)

Chương 2. Văn hoá nhận thức Phật giáo

1. Tổng quan về hệ thống kinh điển và tư tưởng cốt lõi của Phật giáo

2 Vũ trụ quan (Bản thể luận) Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống tư tưởng, đời sống tâm linh con người

3 Nhân sinh quan (Giải thoát luận và con đường tu chứng) Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong đời sống tư tưởng, đời sống tâm linh con người

4 Quan hệ con người và môi trường trong nhận thức Phật giáo

5 Việc dịch kinh Phật đối với sự phát triển ngôn ngữ và văn chương ở các nước châu Á

Chương 3. Văn hoá tổ chức cộng đồng trong Phật giáo

1.Giáo hội, tăng chúng và tín đồ

2 Phật giáo với đạo đức xã hội và gia đình

3 Chùa chiền – tự viện Phật giáo

4 Phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng liên quan đến Phật giáo

5 Lễ tết, lễ hội liên quan đến Phật giáo

Chương 4. Văn hoá nghệ thuật Phật giáo

1 Kiến trúc Phật giáo

2 Điêu khắc Phật giáo

3 Hội hoạ Phật giáo

4 Âm nhạc Phật giáo

5 Văn học Phật giáo

6 Văn hóa thiền Phật giáo….

7 Di sản văn hóa Phật giáo

Tóm lại, hơn bao giờ hết, hiện nay chúng ta nghiên cứu có hệ thống đưa môn Văn hóa Phật giáo Việt Nam vào trong chương trình giảng dạy trong các trường Phật học là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng, góp phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục Phật giáo, hoằng dương chánh pháp của đức Thế Tôn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm