Văn khấn lễ cúng khi không ăn tết tại nhà năm 2020 chuẩn nhất
Phatgiao.org.vn xin gửi tới quý Phật tử hướng dẫn chuẩn bị đồ lễ, sắp lễ và nội dung bài văn khấn lễ cúng khi không ăn tết tại nhà (Về chùa, về quê... ăn tết) năm 2020 chuẩn nhất
Nếu gia đình chưa có bàn thờ Phật, thì không sắm lễ cúng Phật, nhưng vẫn đọc phần cúng Phật, khi đọc thì hướng tâm tới Phật, nguyện dâng tất cả lễ đã sắm để cúng Phật, rồi thừa lộc Phật, vẫn hiến cúng được cho chư Thiên, chư Thần và các vong linh.
Đồ lễ và cách sắp lễ
Đồ lễ: Hương, hoa, nước trà, quả, thực.
– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.
– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).
– Trà: Nước trà toả hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.
– Quả: Số lượng tuỳ ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả. Nên cúng quả đã chín vì có hương từ vị để hương linh thọ hưởng, quả xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).
– Thực: Hiến cúng Phật bày lễ một bát cơm và một cốc nước. Hiến cúng chư Thiên, chư Thần bày lễ một bát cơm và một cốc nước chè. Hiến cúng gia tiên có cơm chay, không cần nhiều món chỉ cần đơn giản cơm, rau, đậu, lạc, canh rau.
Tâm khi cúng lễ: Dùng ba tâm kính Phật, trọng Thần, hiếu nghĩa với tổ tiên. Biết ơn Phật đã ban bố chỉ dạy pháp diệt khổ cho chúng sinh. Biết ơn và tôn trọng các vị chư Thiên, Thiện thần đã ủng hộ cho mình làm các việc thiện. Biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng ta, đã tạo duyên cho chúng ta có họ hàng anh em con cái.
Nghi thức cúng lễ
(Cắm hương chắp tay đọc)
Lễ Tán Phật
Đại Từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm.
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 lễ)
Văn Khấn
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần Linh ủng hộ cho chúng con. Hôm nay là ngày… tháng… năm…. Đệ tử con tên là: ………………….. Pháp danh: ………………….. Hiện đang ở tại: …………………..
(Nếu về quê thì đọc) Gia đình chúng con xin cáo bạch, đến ngày… tháng… năm… chúng con xin phép về quê ăn tết, thăm nom (cha, mẹ, anh em họ hàng…)…, nên tết con không cúng lễ tại nhà được, nên hôm nay (tiếp phần dưới)
(Nếu lên chùa thì đọc) Gia đình chúng con xin cáo bạch, đến ngày… tháng… năm… chúng con xin phép lên chùa làm công quả tu tập, đem công đức hồi hướng cho gia đình và các vong linh, nên tết con không cúng lễ tại nhà được, nên hôm nay (tiếp phần dưới)
(Tiếp) gia đình chúng con thành tâm sắm sửa vật thực, tịnh tài dâng lên cúng dường:
Thượng: Chúng con xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.rung: Chúng con xin phụng cúng chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh.
Hạ: Chúng con xin cúng dường cho chư Thiên, chư Thần, chư vị Thần Linh, Thổ Địa tại nơi đây.
Sau: Chúng con xin được nương oai lực Phật, chúng con xin thỉnh mời và hiến cúng cho tất cả các vong linh gia tiên tiền tổ nội ngoại đôi bên họ: … cùng các vong linh có duyên tại nơi đất ở, các vong linh thai nhi của (tên mẹ)…. Nguyện cho các vong linh được nương sự bố thí trong đàn lễ cúng này của con mà được thọ thực no đủ. (Đọc chú Biến thủy, Biến thực)
Chú biến thực: Nam mô tát phạ đá tha nga đá phả rô chỉ để ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (7 lần)
Chú biến thủy: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)
Chúng con cũng nguyện cầu cho tất cả các chúng chư Thiên, chư Thần Linh, chư vong linh mà chúng con hiến cúng, được kết duyên pháp lữ với chúng con, đời đời kiếp kiếp trợ duyên cho nhau tu hành, cho tới ngày thành Phật và trong hiện tại bảo hộ cho gia đình con, khi gia đình con đi vắng, các việc nhà cửa tài sản, được bảo toàn tốt đẹp, sau khi chúng con về trở lại nhà, chúng con sẽ sắm lễ dâng hiến cúng.Chúng con cũng xin hồi hướng phúc lành đến cho gia đình chúng con (nguyện gì đọc nấy)….. và cùng nhau tinh tấn tu hành theo Chính Pháp của Phật, cho tới ngày liễu thoát luân hồi sinh tử.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Tam Tự Quy Y
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm vô thượng. (1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ)
Hồi Hướng
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh
Đều trọn thành Phật đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm