Văn khấn Phật tại gia rằm tháng Chạp và những nguyên tắc khi thờ Phật

Người theo Phật đạo, ngoài thờ cúng Tổ tiên còn thờ Phật. Thờ Phật tại gia hay ở chùa đều phải thờ đúng cách. Văn khấn là một phần không thể thiếu khi thờ Phật.

Ngày rằm tháng Chạp, cùng với việc thờ cúng Tổ tiên, trên bàn thờ Phật bạn cũng cần sắm lễ vật và khấn lễ đầy đủ.

3635d-van-khan-phat-tai-gia

Thờ Phật là một nét văn hóa truyền thông của người Việt

Dưới đây là bài khấn nôm tại gia mà các bạn cần dùng để khấn Gia Thần, Gia Tiên và khi lên chùa lễ Phật ngày rằm tháng Chạp để cầu mong sự bình an đến với gia đình.

Con xin Nam Mô Phật (quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

Con xin Nam Mô Pháp(quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

Con xin Nam Mô Tăng(quỳ gối xá một lạy hai tay và đầu dập sát đất)

(Làm chậm rãi hết sức cung kính và nhất tâm )

 Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay, ngày…tháng…năm….

Phật tử con là……………….hiện cư trú tại……………………

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện,nơi chùa

Con Nam Mô Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Con Nam Mô Đức Phật A Di Đà,

Con Nam Mô Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

Con Nam Mô Đức Phật Đại Thế Chí Bồ Tát

Con Nam Mô Đức Phât Địa Tạng Vương Bồ Tát

Con Nam Mô Mười phương chư Phật

Con Nam Mô Vô thượng Phật pháp

Và hằng hà sa số Phật cùng hiền Thánh,Tăng

Hôm nay Phật tử con

Được quay trở về đây

Được nương tựa,che chở dưới bóng Phật,Pháp,Thánh ,Tăng

Là phúc phận của con

Không có gì sung sướng,phúc đức nào so sánh bằng

Nay đứng trước Phật Thánh đài

Con cúi đầu đảnh lễ

Xin Phật gia trì độ

Cho gia tiên,tiền tổ,ông bà cùng cha mẹ

Và anh em,thân bằng quyến thuộc

Trong nhiều đời nhiều kiếp

Cũng như hiện kiếp

Còn ở dưới suối vàng

QuanAm

Thờ cúng phật để tâm sáng, mắt sáng từ đó mở tấm lòng với mọi người, từ đó cuộc sống tươi sáng, sức khỏe dồi dào

Hay còn trong “âm phủ ”

Hay còn đang luyến tiếc

Sắc, dục, tham, sân, si

Và vô minh che lối

Sớm được đi siêu thoát

Được sinh cõi tốt đẹp

Xin Phật gia trì độ

Cửu huyền thất tổ con

Sinh ra gặp Phật Pháp

Được tu tập đắc ngộ

Thành tựu chứng niết bàn

Con cúi đầu đảnh lễ

Xin Phật gia trì độ

Cho con…(tên đọc ra)

Nay con xin Phát nguyện

Từ tâm thành tha thiết

Từ sâu thẳm đáy lòng

Được tu, gặp Phật Pháp

Ngộ giáo lý Phật dạy

Được thuận duyên tiến tu

Phương tiện xin Phật Độ nhiều thuận lợi cho con

Mọi chướng nghiệp đều biến tan

Xin Phật độ con gặp

Nhiều bậc thầy “minh sư”

Chỉ dạy con Phật Pháp

Thiền tông,tịnh,mật tông

Và kinh kệ thần chú

Con xin Phật gia hộ

Trên con đường tu tập

Thành tựu sớm viên mãn

Con xin phát nguyện rằng

Khi tu thành viên mãn

Nguyện đem công đức đó

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Được tròn thành Phật Đạo

Con không màng tư lợi

Không nghĩ cho thân mình

Dù bất luận thế nào

Nguyện đem thân xác này

Dù thân tan,dập nát

Hướng về khắp tất cả

Chúng sanh được an vui

Sau con thành tâm xám hối

Hổ thẹn với lương tâm

Phật tử con lâu đời lâu kiếp

Đức mỏng nghiệp chướng dày

Và vô mình che lối

Hiểu biết thì nông cạn

Nay đến trước Phật Đài

Thành tâm con xám hối

Tất thảy việc đã tạo

Từ đời đời kiếp kiếp

Điều xấu hại người,vật

Và ác ý,thâm ô

Từ tâm tham,sân,si,mạn

Cũng như vô số tội

Nguyện con luôn tinh tấn

Trước diệt tam tâm độc

Sau diệt ác nghiệp đã gây

Cũng như việc xấu ác

Nguyện con làm việc lành

Việc thiện giúp chúng sinh

Bá gia và bá tánh

Lợi lạc hướng tất cả

Trời người và chúng sinh

Không nề hà thân con

Ngửa trông ơn Phật dạy

Thích Ca Mâu Ni Phật

Phật Bà Quán Thế Âm

Cùng Chư Thánh hiền Tăng

Thiên Long Bát bộ

Hộ pháp Thiên thần

Từ bi gia hội

Cúi xin đảnh lễ các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, luôn luôn khỏe mạnh, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, để luôn luôn đời đời thấm nhuần ơn Phật Pháp.

Cúi xin con luôn luôn hạnh đạo vuông tròn, làm tròn chữ hiếu, bổn phận với ông bà, cha mẹ

Cúi xin cho các con của con, luôn luôn được khỏe mạnh,học hành luôn tinh tấn.. Học một hiểu biết mười, là con ngoan trò giỏi

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Một số nguyên tắc phải tuân thủ khi thờ Phật

Thờ Phật cũng phải biết cách, không phải ai thờ phật cũng được, vị trí nào cũng ổn và thờ như nào cũng đúng.

Thờ Phật Dù tại gia phải đúng cách, vậy cách thờ cúng phật tại nhà như nào mới được coi là đúng? Xin thưa thờ cúng phật không phải để cầu tiền tài danh lợi.

Thờ cúng Phật để tâm sáng, mắt sáng từ đó mở tấm lòng với mọi người. Từ đó cuộc sống tươi sáng, sức khỏe dồi dào.

Có sức khỏe sẽ có tiền tài, có tâm sáng trí tuệ sẽ khai thông, danh lợi tự át thăng tiến. Đấy chính là mục địch của việc cầu nguyện Phật, thờ cúng Phật.

Thờ cúng Phật tại nhà đúng cách cần tuyệt đối tuân thủ theo các điều sau:

Cách chọn hướng: Bàn thờ Phật bắt buộc phải hướng ra cửa chính. Vừa đáp ứng các yếu tố phong thủy hướng nhà, vừa đáp ứng yếu tố trang nghiêm.

Cách trình bày: Trên bàn thờ chính giữa là tượng Phật và bát hương thờ dưới chân Phật. Hai bên là hai cây đèn, hay bên đèn là hai ly nước. Hai bên phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả. Như vậy mới đúng.

Mỗi buổi sáng, mặc áo tràng, quỳ trước bàn thờ phật thắp một cây nhang đánh 3 tiếng chuông, lạy ba lạy. Mỗi tối thân chủ sau khi tắm rửa sạch sẽ, lên bàn thờ phật thắp ba cây nhang, đánh 1 hoặc 3 tiếng chuông, nếu biết đọc kinh thì nên đọc kinh thờ phật.

Thực hiện đúng và đầy đủ cách thờ cúng phật tại nhà như trên mới thực là cách thờ đúng.

Chú ý: 

Trong cách thờ cúng phật tại nhà cần lưu ý những điều sau:

Hai ly nước phải thay thường xuyên bằng nước tinh khiết, nước thanh lọc.

Nên lấy tàn nhang hàng ngày. Không để bàn thờ bụi bẩn

Kiêng kỵ trong cách thờ cúng phật tại nhà.

Không thờ phật và để hình phật trong phòng ngủ. Phải để phật ở nơi trang nghiêm.

Không để bàn thờ phật ngang bằng hoặc dưới bàn thờ gia tiên.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Nguyên lý của đời sống giác ngộ

Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024

Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.

Xem thêm