Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ba điều tinh túy nên biết trong Đạo Phật

Mục đích chính của Đạo Phật là để giúp mỗi người có thể trưởng dưỡng, khai mở được tất cả phẩm chất tốt đẹp như lòng từ bi, bác ái, tình yêu thương, trí tuệ giác ngộ ngay trong tâm mình.

1 (1)

Chỉ khi chúng ta trưởng dưỡng được những phẩm hạnh này thì thế giới mới có thể an bình, hạnh phúc. Nếu thân tâm lúc này còn đầy nghiệp chướng nhiễm ô, tham, sân, si thì bất kể chúng ta cầu nguyện thế nào, thực hành ra sao vẫn không chuyển hóa nghiệp được. Chính vì vậy, Đức Phật Thích Ca đã thuyết giảng vô số cách thức, phương pháp để phù hợp với các căn cơ khác nhau, cùng với mục đích đạt được giải thoát giác ngộ.    

Tinh yêu của Phật giáo, toàn bộ con đường thực hành của Tam thừa Phật giáo chỉ nằm gọn trong ba câu:

Đừng làm các việc ác,

Hãy làm các việc lành,

Rèn luyện tâm ý mình.

“Đừng làm các việc ác” là cấp độ thứ nhất

22519679_1828591120514672_398001933959477692_o-2

Chúng ta có thể gọi cấp độ này là Nguyên thủy Phật giáo. Chúng ta không thể bước lên thang thứ ba mà không bước qua tầng thứ nhất. Chính vì vậy, cấp độ đầu tiên là việc thực hành để hiểu rõ, liễu ngộ về nguyên nhân của đau khổ. Chúng ta phải thấu hiểu được tại sao mình khổ.

Trên thực tế, khổ đau xuất phát từ chỗ chúng ta luôn hiểu nhầm. Chúng ta luôn lầm tưởng tất cả những gì mình đang thấy trong cuộc đời này là chắc thật thường còn, rằng cảm xúc của chúng ta cũng thường còn. Thực tế là, những cảm xúc về mối quan hệ thế gian, hay công việc của chúng ta thất thường - nay thăng mai trầm rồi lại đứt đoạn. 

Ngay cả những tình cảm gần gũi nhất như tình cảm vợ chồng cũng vô thường bởi vì mối liên hệ ấy dựa trên cảm xúc. Bản chất cảm xúc là thay đổi, khi vui, khi buồn. Chính vì thế, chúng ta cũng bị thăng trầm trong mối quan hệ tình cảm. Cuộc sống gia đình đôi khi như thiên đường nhưng nhiều khi lại như địa ngục, trói nhau bằng những xích xiềng ràng buộc.

Nền tảng đầu tiên chúng ta cần hiểu là những gì đang diễn ra nơi thân tâm mình. Sự biến dịch thay đổi của cả thân và tâm ta xảy ra trong từng sát na chứ chẳng phải trong giây, phút. Từ lúc chúng ta sinh ra mọi thứ đã chuyển biến vô thường, chỉ chắc chắn một điều, đích cuối cùng của hành trình cuộc đời sẽ là cái chết.

Tiếp đến, chúng ta phải hiểu được nguyên nhân của đau khổ. Đó là những phiền não, cảm xúc tham, sân, si. Trong Bảng Luân hồi, ở trung tâm là một cái trục có ba con vật (rắn, gà, lợn) nêu biểu những cảm xúc của chúng ta, những cảm xúc không hình không tướng nhưng vận chuyển toàn bộ sự khổ đau luân hồi. Cảm xúc tạo ra nghiệp thiện ác. Từ nghiệp thiện ác, chúng ta phải trầm chìm trong luân hồi. Nay làm thân người, mai làm thân súc vật, một ngày khác chúng ta lại xuống Địa ngục, lúc khác lại lên Thiên giới - cứ trôi lăn mãi như vậy không dừng.

Nếu hiểu được như vậy, chắc chắn chúng ta thấy thúc bách cần tìm ra con đường thoát khổ. Đấy là lý do tại sao Đức Phật phải thuyết giảng, giải thích rằng chúng ta có quyền tự do, hạnh phúc, trí tuệ. Đức Phật dạy hạnh phúc đấy chúng ta phải tìm bên trong mình, không phải bên ngoài. Từ trước đến nay, chúng ta khổ vì cứ lầm tưởng công danh sự nghiệp, con cái, vợ chồng, tài sản là thực chất, là trường tồn.

Cả cuộc đời chúng ta phấn đấu vì mục đích hạnh phúc mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản chỉ là sự hài lòng với môi trường, hoàn cảnh, cuộc sống của chính mình. Chúng ta hiểu được tâm mình là nơi giải thoát, giác ngộ, là nơi chân hạnh phúc, tình yêu thương thực sự tồn tại. Đây chính là bốn chân lý hay còn gọi là Tứ Diệu Đế, là bước đầu tiên chúng ta phải thực hành để xả ly chấp trước hay những sự hiểu lầm về thân - tâm - cảnh sống của mình.

Cần “làm những việc lành” là cấp độ thứ hai

3

Khi hiểu được nguyên nhân đau khổ và chấm dứt nhân dẫn đến quả khổ rồi, kế tiếp chúng ta cần làm việc lành, tức là trưởng dưỡng được những phẩm chất giác ngộ, đó là tình yêu thương, lòng từ bi, trí tuệ, gọi một cách khác chính là Bồ đề tâm. Để trưởng dưỡng được các phẩm chất này, chúng ta thực hành Sáu Ba la mật của các Bồ tát bao gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

Con đường thực hành của các Bồ tát không là gì khác ngoài việc trải rộng những phẩm chất của tình yêu thương, từ bi, trí tuệ, chẳng riêng cho bản thân mà cho tất cả chúng sinh. Cho nên cấp độ thứ hai là tìm ra con đường chân hạnh phúc ngay tại thế gian cho bản thân mình và tất cả chúng sinh, làm tất cả những gì có thể làm được vì chúng sinh và vì mục đích hạnh phúc giác ngộ của chúng sinh. Đây là cấp độ chúng ta tạm gọi là Đại thừa Phật giáo.

Cấp độ thứ ba là “rèn luyện tâm linh”

20150302174028-lechua

Dựa vào con đường xả ly của Nguyên thủy Phật giáo và trưởng dưỡng tình yêu thương, lòng bi mẫn của Đại thừa, cùng tất cả các phương tiện thiện xảo tu tập để tịnh trừ tất cả những chướng ngại, thành tựu được chân hạnh phúc giải thoát giác ngộ ngay trong hiện đời. Đó là tôn chỉ duy nhất của Kim cương thừa hay Mật thừa.

Như vậy, một lần nữa cần nhấn mạnh rằng Tam thừa Phật giáo không là gì khác, chỉ nằm gọn trong ba câu: “Đừng làm các việc ác. Hãy làm các việc lành. Điều phục tâm mình đạt được chân hạnh phúc”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Nghiên cứu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Nghiên cứu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Nghiên cứu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa

Nghiên cứu 13:20 29/10/2024

Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.

Xem thêm