Thứ, 20/01/2020, 12:59 PM

Về chùa Ba Vàng chiêm bái Xá Lợi Phật ngày Xuân

“Xá Lợi Phật là sự kết tinh từ Giới – Định – Tuệ – Giải thoát – Giải thoát Tri kiến mà thành”. Như vậy, Xá Lợi không phải là do việc ăn chay, ăn rau củ quả nhiều; mà chính là công đức của tất cả Ba la mật kết tinh mà thành”.

 >>Xuân muôn nơi

 “Khi Phật tại thế con trầm luân

Nay được thân người Phật diệt độ

Buồn thay thân này nhiều nghiệp chướng

Chẳng thấy kim thân đấng Thế Tôn!”

Bài liên quan

Bài kệ được Ngài Huyền Trang Đại sư viết cách đây đã rất lâu, nhưng vẫn khiến những người con Phật ngày nay ngậm ngùi khôn nguôi cho đến tận bây giờ. Khi đã được thân người, được gặp chính Pháp của Đức Thế Tôn nhưng lại không được diện kiến, đảnh lễ Ngài, bởi Ngài đã nhập Niết bàn cách đây hơn 2600 năm. Nhưng thật may mắn thay khi giờ đây, nhân dân Phật tử tín tâm đã có cơ hội được đảnh lễ và chiêm ngưỡng Xá Lợi của Ngài tại chùa Ba Vàng. Xá Lợi Phật là kết tinh đặc biệt từ chân thân của Đức Phật, thu nhận được từ tro cốt của Ngài sau khi làm lễ Trà tỳ (Hỏa táng). Vậy Xá Lợi Phật là gì? Khi đảnh lễ, cúng dường Xá Lợi sẽ có công đức, phước báu như thế nào? Nhân dịp Tết Canh Tý, mời quý nhân dân Phật tử về chùa Ba Vàng du xuân lễ Phật và đặc biệt là chiêm bái Xá Lợi Phật được cung thờ tại ngôi già lam Ba Vàng tọa lạc trên non thiêng Thành Đẳng – Tp. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Để từ đó, cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa và công đức của Đức Phật.

Xá Lị Phật và các Xá Lị của các vị thánh Tăng sau khi viên tịch.

Xá Lị Phật và các Xá Lị của các vị thánh Tăng sau khi viên tịch.

Xá Lợi Phật – Bảo vật thiêng liêng của Phật giáo tại núi rừng Thành Đẳng

Vào một đêm Rằm tháng Hai hơn 2600 năm trước, Đức Phật nhập Niết bàn giữa hai cây Sala tại thôn Pava, xứ Câu Thi Na. Đêm hôm đó, tất cả đất trời đều rúng động khi mặt trời trí tuệ đã lặn xuống. Sau lễ Trà tỳ, toàn bộ phần tro cốt mà Tăng chúng thu được lúc bấy giờ đều gọi là Xá Lợi.

Đức Phật nhập Niết bàn tại rừng cây Sala.

Đức Phật nhập Niết bàn tại rừng cây Sala.

Khi ấy, Đế Thích Thiên Vương và Long Vương đã xin thỉnh một chiếc răng của Đức Phật để thờ phụng. Sau này, Xá Lợi Phật cũng được thờ phụng tại hàng nghìn ngôi tháp rồi lưu truyền sang các nước khác. Hiện nay ở chùa Ba Vàng, ngọc Xá Lợi của Đức Phật cùng các đại đệ tử của Ngài và của các bậc Thánh Tăng đang được thờ phụng tại Bảo Tháp ngự trên núi rừng Thành Đẳng.

Bài liên quan

Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Xá Lợi Phật là gì? Hiện nay khoa học cũng đang khó giải thích, nhưng trong kinh điển thì đã được Đức Phật dạy rõ. Trong kinh Kim Quang Minh, Đức Phật dạy: “Xá Lợi Phật là sự kết tinh từ Giới – Định – Tuệ – Giải thoát – Giải thoát Tri kiến mà thành”. Như vậy, Xá Lợi không phải là do việc ăn chay, ăn rau củ quả nhiều; mà chính là công đức của tất cả Ba la mật kết tinh mà thành”. Như vậy, Xá Lợi Phật quả là bảo vật thiêng liêng vô cùng quý báu. Đức Phật trải qua vô lượng kiếp tu hành, viên mãn các công đức Ba la mật, đắc thành Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Sau khi truyền trao giáo Pháp để cứu độ chúng sinh, Ngài nhập Niết bàn. Với lòng từ bi vô lượng thương xót chúng sinh thời mạt Pháp, Ngài đã lưu lại Xá Lợi kim thân giúp chúng sinh được gieo duyên với Tam Bảo, kết duyên với chính Pháp.

Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, Xá Lị Phật được phân chia ra và thờ tự tại các nước.

Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, Xá Lị Phật được phân chia ra và thờ tự tại các nước.

Công đức phước lành khi được chiêm bái Xá Lợi Phật

Bài liên quan

Đại đức Thích Trúc Thái Minh thỉnh thờ Xá Lợi Phật với mong mỏi nhân dân Phật tử về chùa lễ bái vào đầu xuân năm mới, khởi được tín tâm, tưởng nhớ tới ân đức của Đức Thế Tôn, ân đức của Tam Bảo. Từ nhân duyên phúc lành đó mà được tăng trưởng thiện căn, khai Pháp, kết duyên Bồ Đề, thành tựu giác ngộ.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Xá Lợi là công đức, là ruộng phước điền tối thượng cho chúng sinh. Nếu ai cung kính đảnh lễ, cúng dường Xá Lợi Phật, dẫu bằng hạt cải thôi thì cũng được vô lượng phước báu cho đến thành tựu Niết bàn giải thoát. Thầy tổ chức cho Tăng, Ni, Phật tử chiêm bái Xá Lợi để mong mỏi mọi người được gieo duyên lành vào ruộng phước điền tối thượng này và mọi người phát sinh được tín tâm với Tam Bảo, tăng trưởng các công đức thiện căn”.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh và Tăng đoàn dâng hoa cúng dường tới Xá Lợi Phật.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh và Tăng đoàn dâng hoa cúng dường tới Xá Lợi Phật.

Hướng dẫn nơi chiêm bái Xá Lợi Phật tại chùa Ba Vàng

Quý du khách, Phật tử sau khi lễ Phật tại Chính điện, có thể thả bộ trên con đường hướng lên tượng Phật A Di Đà. Mùa xuân về, cảnh sắc tại chùa đặc biệt rực rỡ như tô điểm thêm cảm xúc hân hoan cho mỗi người trên đường đến nơi thờ Xá Lợi Phật. Xá Lợi Phật được cung thỉnh trang nghiêm tại Tháp thờ ở khu vực tượng Phật A Di Đà, phía bên trên Vườn xuân Tâm Linh.

Con đường đi lên khu vực Đức Phật A Di Đà được trang trí bởi bàn tay khéo léo của các Phật tử.

Con đường đi lên khu vực Đức Phật A Di Đà được trang trí bởi bàn tay khéo léo của các Phật tử.

Trước tiên, quý du khách chắp tay đảnh lễ tượng Phật A Di Đà rồi bước lên những bậc thang làm từ đá để đến nơi thờ phụng. Tại đây, các Phật tử công quả tại chùa sẽ trao cho quý du khách những bông hoa tươi thắm để dâng lên cúng dường tới Đức Phật.

Vào dịp Tết, rất đông người về về chùa tham quan và chiêm bái Xá Lị Phật.

Vào dịp Tết, rất đông người về về chùa tham quan và chiêm bái Xá Lị Phật.

Bài liên quan

Khi vào đến nơi thờ phụng, chắc hẳn mỗi du khách Phật tử sẽ có những cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, xúc động, tán thán trước vẻ đẹp hiếm có của Xá Lợi là cảm xúc chung của rất nhiều người khi tận mắt được chiêm bái những bảo vật thiêng liêng của Phật giáo. Xá Lợi là hiện thân của chư Phật, của các bậc cao Tăng. Cho nên mong rằng, Phật tử tôn thờ Xá Lợi sẽ nhìn đó mà cảm nhận sâu sắc sự vi diệu của Phật Pháp và noi gương các Ngài tu hành tinh tấn.

Vào dịp Tết, rất đông người về về chùa tham quan và chiêm bái Xá Lị Phật.

Vào dịp Tết, rất đông người về về chùa tham quan và chiêm bái Xá Lị Phật.

Cảnh sắc chùa Ba Vàng những ngày đầu năm quả thực vô cùng tráng lệ và có nhiều điều đặc biệt. Được chiêm bái Xá Lợi Phật trong dịp đầu xuân năm mới cũng là một điều rất đặc biệt; không chỉ mang lại công đức phước lành, gieo duyên Bồ Đề trong hiện tại mà đó cũng là nhân duyên giải thoát về sau.Mong rằng, các quý Phật tử sẽ có chuyến du xuân thật ý nghĩa, trọn vẹn niềm hạnh phúc trong năm mới.

Du khách đến chùa đầu năm chiêm bái và cúng dường hoa tới Xá Lị của Đức Phật

Du khách đến chùa đầu năm chiêm bái và cúng dường hoa tới Xá Lị của Đức Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm