Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/11/2019, 10:14 AM

Vẻ đẹp người khất sĩ và những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn

Nhiều năm về trước, trong những lần ghé Ninh Thuận hay các tỉnh Tây Nguyên, tôi từng gặp hình ảnh những nhà tu hành ôm bình bát đi khất thực. Ngày đó tôi chưa tiếp xúc sâu với đạo Phật, và cũng chưa hiểu được về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh ấy.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Sau này, tôi tìm hiểu thêm và có đọc một bài viết của thầy Thích Quảng Tánh diễn giải lại lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya và hiểu được rằng: Người tu hành dùng khất thực làm phương tiện nuôi dưỡng sắc thân để tu tập, nhưng cũng đồng thời dùng phương tiện khất thực để giáo hóa và tạo phước điền cho chúng sinh. Vì thế, khất thực là truyền thống của mười phương ba đời chư Phật.

“Ngàn nhà một bát xin ăn

Sá gì cô lẻ chiếc thân dặm ngoài

Chỉ vì sinh tử nay mai

Nắng mưa sương gió độ người hữu duyên”

Khi nhắc đến người khất sĩ, tôi nhớ ngay 4 câu thơ này. Tôi không rõ xuất xứ, tác giả của những câu thơ ấy là ai, chỉ thấy hiển hiện trong đó, trong đời sống này một ý niệm: Khất sĩ là một trong những ý nghĩa cao quý của Tỳ kheo.

Khất sĩ là một trong những ý nghĩa cao quý của Tỳ kheo.

Khất sĩ là một trong những ý nghĩa cao quý của Tỳ kheo.

Khất sĩ là người ăn xin nhưng không phải người xin ăn nào cũng là khất sĩ, Đức Thế Tôn đã khẳng định như vậy.

Khất sĩ là người ăn xin nhưng không phải người xin ăn nào cũng là khất sĩ, Đức Thế Tôn đã khẳng định như vậy.

Ngày nay, đa phần người Tỳ kheo không trì bình khất thực nhưng vẫn nhận sự cúng của Phật tử và sự ủng hộ của các nhà hảo tâm để sống, tu tập và thực thi Phật sự

Ngày nay, đa phần người Tỳ kheo không trì bình khất thực nhưng vẫn nhận sự cúng của Phật tử và sự ủng hộ của các nhà hảo tâm để sống, tu tập và thực thi Phật sự

Dù không trực tiếp thực hành theo phương thức “một bát, cơm ngàn nhà” nhưng bản chất của khất sĩ vẫn không thay đổi.

Dù không trực tiếp thực hành theo phương thức “một bát, cơm ngàn nhà” nhưng bản chất của khất sĩ vẫn không thay đổi.

Quán chiếu để thấy tự thân là một khất sĩ, một người ăn xin đích thực là nhiệm vụ của mỗi người Tỳ kheo.

Quán chiếu để thấy tự thân là một khất sĩ, một người ăn xin đích thực là nhiệm vụ của mỗi người Tỳ kheo.

Nguyện sống đời khất sĩ không cầu phước báo nhân thiên, chỉ vì mục đích duy nhất là thoát ly sinh tử và nguyện cứu độ chúng sanh.

Nguyện sống đời khất sĩ không cầu phước báo nhân thiên, chỉ vì mục đích duy nhất là thoát ly sinh tử và nguyện cứu độ chúng sanh.

Trong tinh thần phương tiện, một khất sĩ có thể và có quyền sở hữu nhưng phải thường quán sát với tuệ giác không có bất cứ cái gì “là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi.

Trong tinh thần phương tiện, một khất sĩ có thể và có quyền sở hữu nhưng phải thường quán sát với tuệ giác không có bất cứ cái gì “là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi.

Tuệ tri thường trực về ý nghĩa và bản chất của đời sống khất sĩ là động lực quan trọng để làm suy giảm, dẫn đến triệt tiêu tự ngã và tham ái. Đó cũng là lý do hàng Phật tử khi tu tập bố thí, gieo trồng ruộng phước nơi chúng Tăng không đơn thuần bố thí mà mang ý nghĩa cao cả là cung kính cúng dường”.

Tuệ tri thường trực về ý nghĩa và bản chất của đời sống khất sĩ là động lực quan trọng để làm suy giảm, dẫn đến triệt tiêu tự ngã và tham ái. Đó cũng là lý do hàng Phật tử khi tu tập bố thí, gieo trồng ruộng phước nơi chúng Tăng không đơn thuần bố thí mà mang ý nghĩa cao cả là cung kính cúng dường”.

Với những ý niệm trân quý và biết ơn các nhà tu hành – những sứ giả Như Lai đến giữa cuộc đời để “hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, Phật tử Lương Đình Khoa đã viết nên những dòng thơ về dấu chân người khất sĩ.

Với những ý niệm trân quý và biết ơn các nhà tu hành – những sứ giả Như Lai đến giữa cuộc đời để “hoằng pháp vi gia vụ; Lợi sanh vi bản hoài”, Phật tử Lương Đình Khoa đã viết nên những dòng thơ về dấu chân người khất sĩ.

Những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn, thong dong như gió phiêu du giữa đời, cho nhân gian thắm ngời tịnh độ.

Những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn, thong dong như gió phiêu du giữa đời, cho nhân gian thắm ngời tịnh độ.

Xin chia sẻ tới quý Phật tử bài thơ này cùng chùm ảnh đẹp theo bước chân người tu hành được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên internet.

Xin chia sẻ tới quý Phật tử bài thơ này cùng chùm ảnh đẹp theo bước chân người tu hành được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên internet.

Những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn

Ngàn xưa ấy còn trong từng hơi thở

Vạn kiếp rồi hương Bát Nhã âm vang

Những dấu chân còn mãi giữa trăng ngàn

Cho nhân gian vạn người đang tiếp nối

 

Bước thong dong nở bông hoa hiện tại

Những thảnh thơi trong vững chãi, an bình

Từng dấu chân đưa ta về tịnh độ

Quê hương là an trú giữa tăng thân.

Mình là gió - gió thổi những yêu thương

Mình là mưa - mưa hồn nhiên trong mát

Mình là cây - xanh cho đầy mặt đất

Mình là Bụt - hãy nở đóa sen tâm

 

Mặc thời gian ăm ắp những vô thường

Cứ an nhiên đến tận cùng hơi thở

Những tháng ngày của vinh quang phú quý

Cũng không bằng năm tháng sống yên bình

Hái trao nhau từng ý nghĩ thiện lành

Theo mùa trăng Như Lai vàng muôn lối

Đời đẹp lắm, vì hôm nay đã tới

Nắm thương yêu ca hát giữa vô thường.

 

Những dấu chân còn mãi giữa trăng ngần

Những dấu chân của không sinh không diệt

Những dấu chân đưa ta về hạnh phúc

Tái sinh mình theo mỗi bước chân như.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ngắm hoa gạo nở đỏ rực bên ngôi chùa ngàn năm tuổi ở Hà Nội

Media 09:33 27/03/2024

Mỗi năm tháng 3 hoa gạo nở đỏ rực ở chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội khiến du khách đến vãn cảnh ngôi chùa ngàn năm tuổi thích thú.

Xuất gia báo hiếu, nghi lễ quan trọng nhất đời người ở Myanmar

Media 11:00 17/03/2024

Hầu hết người dân ở Myanmar đều một lần trải qua nghi lễ Shin Pyu để lên chùa tu tập, báo hiếu cha mẹ.

Thái Tử Tất Đạt Đa tìm đạo giải thoát

Media 11:20 12/03/2024

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, Phật tử khắp nơi lại thành tâm làm lễ kỷ niệm ngày xuất gia của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tưởng niệm về sự từ bỏ vĩ đại nhất để tìm ra con đường giải thoát cho chúng sinh.

Những trải nghiệm du xuân độc đáo chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 17:16 02/03/2024

Tham dự nghi thức dâng đăng cầu bình an trong năm mới, xem show nhạc nước ứng dụng những công nghệ lần đầu tiên có tại Việt Nam trước tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới, đó là vài trải nghiệm du xuân chỉ có tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Xem thêm