Độ mình, độ người qua hạnh khất thực
Hạnh khất thực là một công hạnh khó thực hành, người tu hành chân chính sẽ ý thức rằng ăn xin cao thượng nhằm để nuôi sống bản thân, rèn luyện sức kham nhẫn chịu đựng mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, sống đơn giản muốn ít biết đủ và có cơ hội giáo hóa mọi người khi nhận thức ăn.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Trì bình khất thực là pháp tu truyền thống của Phật giáo Ấn Độ hay còn gọi là Phật giáo lịch sử, tức Phật giáo thời kỳ đầu. Hiện nay, vì một số nguyên nhân và pháp luật Việt Nam không cho phép, do một số người đời lợi dụng để kiếm ăn, nên đã tạm dừng hạnh khất thực. Tuy nhiên, hạnh tu này vẫn còn duy trì trong các tự viện Phật giáo nguyên thủy dưới nhiều hình thức.
Đọc kinh sách ai cũng biết các vị sư mặc y vàng, đầu trần, chân đất, tay ôm bình bát, đi thành đoàn thật trang nghiêm, thỉnh thoảng đứng lại trước nhà người dân ít phút nhận thực phẩm rồi đi tiếp. Đó là tinh thần độ mình và độ người, có từ thời đức Phật còn tại thế. Một truyền thống tốt đẹp, hiện bây giờ vẫn còn ở các nước tu theo Phật giáo nguyên thủy.
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao dồi đạo nghiệp chứ không phải tìm cầu về mặt ăn uống, mà là đi để chữa bệnh tham, sân, si cho mình, người và gieo phước điền cho người tại gia. Hay nói cho đầy đủ và dễ hiểu hơn, đây là quá trình tu tập với hạnh nguyện dấn thân và đóng góp, nhằm hoàn thiện chính mình và giúp đỡ tha nhân qua hạnh cúng dường và buông xả.
Tự độ hay còn được gọi là tự lợi, là sự lợi ích của bản thân qua việc biết buông xả, không bám víu vào sở hữu vật chất lẫn tinh thần. Nhưng thực chất việc khất thực của chư tăng là tìm cho mình những phương thuốc chữa lành bệnh gầy yếu của thân và bệnh chấp thân tâm làm ngã.
Giữ giới trong sạch không giết hại người vật, không gian tham trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không sử dụng các chất độc hại và không giữ tiền bạc tài sản, nói cho đầy đủ thì chư tăng 250 giới, chư ni 348 giới. Nhờ có giữ giới trong sạch, người tu bắt đầu thiền định là dành thời gian để thiền ngồi, thiền trong lúc ăn uống, thiền trong các nghi lễ học hỏi, nghe giảng, pháp đàm và quan trọng hơn nữa là thiền đi để tự độ mình và độ người.
Ngày xưa, khi Phật còn tại thế hạnh khất thực là hạnh cao quý phải là người có chí hướng thượng mới làm được, bữa nào không có ai phát tâm cúng dường thì đành chịu bụng đói, không than vãn, kêu ca. Văn hóa ăn chay trong thời Phật ra đời chưa có, nên lúc đó chư tăng đi khất thực chỉ nhận toàn là thức ăn mặn. Ngày hôm nay Phật giáo được truyền vào Việt Nam theo hai hệ thống Phật giáo nguyên thủy hay còn gọi là Phật giáo Nam tông vẫn giữ hình thức ăn mặn, Phật giáo Bắc tông hay còn gọi là Phật giáo phát triển thì ăn chay hoàn toàn.
Tìm hiểu lịch sử Phật giáo Ấn Độ, mỗi ngày chư tăng đi khất thực vào buổi sáng khoảng từ 9 giờ đến trước 11 giờ, có được vật thực hay không thì đến an trú các gốc cây, hoặc chỗ nào có Tịnh xá thì về thọ trai không quá giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ). Do tăng đoàn sống trong tinh thần Lục hòa nên các vị luôn chia sẻ thực phẩm khất thực được cho nhau, người có chia cho người không, người nhiều chia cho người ít.
Hạnh khất thực là một công hạnh khó thực hành, người tu hành chân chính sẽ ý thức rằng ăn xin cao thượng nhằm để nuôi sống bản thân, rèn luyện sức kham nhẫn chịu đựng mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt, sống đơn giản muốn ít biết đủ và có cơ hội giáo hóa mọi người khi nhận thức ăn. Trong quá trình đi khất thực, chư tăng đi thành đoàn, ai thọ giới trước đi trước trong sự tôn trọng cung kính lẫn nhau, vừa tập tính khiêm cung, biết hổ thẹn, với những bước đi an lạc vững chãi, thể hiện được sự bình yên trong cuộc sống.
Để mang đến lợi ích cho nhiều người, trước hết là mỗi cá nhân trong tăng đoàn phải giữ gìn giới luật trang nghiêm, không ngừng nỗ lực tu tập, luôn làm chủ thân miệng ý để xứng đáng là bậc phước điền của chư Thiên và nhân loại.
Ngày hôm nay trong việc tu tập thiền định của chư tăng có thể thực hiện bằng thiền ngồi, thiền đi, thiền lạy, thiền trong ăn uống tắm rửa, giặt giũ, đi tiểu đi đại và trong mọi hoạt động. Đi khất thực chính là đi bằng phương pháp thiền hành, với những bước chân an ổn nhẹ nhàng, làm chủ thân tâm. Theo lời Phật dạy trong các kinh điển, phật tử cúng dường cho những người tu hành chân chính với tâm thành kính sẽ được 5 phước báo:
1. Sống lâu: Giúp người có được sự ăn uống đầy đủ thì sức khỏe ổn định, tuổi thọ kéo dài. Chính vì thế cúng dường vật thực cho chư tăng, thí chủ được quả báo sống lâu và có nhiều sức khỏe.
2. Sắc đẹp: Khi con người có vật thực ăn uống vừa đủ để nuôi thân thì trở nên tươi sáng, mạnh khỏe, do đó tăng thêm vẻ đẹp trong sáng thanh tịnh. Quả báo của sự cung kính cúng dường, giúp đỡ sẻ chia thì người thí chủ sẽ được sắc đẹp.
3. An vui: Khi đời sống được ổn định nhờ có phước báo sẻ chia giúp đỡ nên quả an vui hạnh phúc.
4. Sức mạnh: Cúng dường vật thực đầy đủ là giúp cho chư tăng có thời gian tu hành gạn lọc thân tâm, nhờ vậy chuyển hóa được si mê tối tăm thành từ bi trong sáng hiện thực. Thí chủ sẽ được phước báo có đầy đủ sức mạnh để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.
5. Trí tuệ: Chư tăng thường xuyên tu tập Bát chính đạo, lấy giới luật làm nền tảng tu hành, lấy cung thiền định để làm chủ bản thân, lấy trí tuệ để thấy biết đúng như thật mà biết cách chuyển hóa mọi rác rưởi phiền não và si mê lầm lạc.
Trong thực tế thì không phải ai cũng biết Phật pháp, biết đi chùa và thực hành đúng theo lời Phật dạy. Thế cho nên thông qua việc khất thực, chư tăng đã đem Phật pháp đến cho từng nhà, từng người, để tha nhân có cơ hội gieo trồng ruộng phước nhằm góp chút phần nhỏ xây dựng và phát triển tinh thần “tốt đời đẹp đạo”. Thí chủ được dịp cúng dường, đóng góp sẻ chia, dù là ít ỏi, nhưng việc làm này mang lại phước báo cho mình và người trong hiện tại và mai sau.
Do có nhiều vấn đề liên quan đến khất thực phi pháp phát sinh trong xã hội ở Việt Nam hiện nay nên chư tăng không đi khất thực nữa, vì đã có quá nhiều chùa chiền. Tuy nhiên, truyền thống khất thực vẫn được chư tăng duy trì bằng cách tổ chức những ngày lễ sớt bát - khất thực trong khuôn viên tự viện để cho chư vị phật tử tạo lập công đức và chư tăng thực hiện truyền thống tu tập của mình.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm