Vì sao Bồ Tát Sĩ Đạt Ta thực hành pháp tu khổ hạnh đến 6 năm?

Hỏi: Vì sao lối tu khổ hạnh không đưa đến Đạo Quả Niết bàn nhưng Bồ Tát Sĩ Đạt Ta vẫn thực hành?

Đáp:

Bồ tát thực hành khổ hạnh vì hai lý do:

1. Vì Ngài muốn làm gương cho các đệ tử sau này. Những đệ tử tương lai ấy khi biết về sự thực hành khổ hạnh của Bồ tát sẽ suy tư như vầy: “ Ngay cả Đức Thế Tôn cũng chứng đắc Nhất thiết trí chỉ sau khi thực hành khổ hạnh, dù Ngài đã thực hành viên mãn các pháp ba-la-mật trong bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp. Còn chúng ta thì như thế nào đây? Có lẽ chúng ta sẽ chứng đắc Đạo Tuệ chỉ khi nào chúng ta tự mình nỗ lực trong pháp thiền. Khi nhận ra sự thật, họ sẽ tin rằng sự tinh tấn trong việc hành thiền là điều đáng làm. Khi họ đã tin tưởng như vậy và tự thân nỗ lực tinh tấn, họ có thể chấm dứt sanh, già và chết. Do đó, Bồ tát thực hành khổ hạnh do lòng bi mẫn của Ngài đối với các đệ tử trong tương lai bằng cách làm gương cho họ.

2. Vì Theo thông lệ, mỗi vị Bồ tát trong kiếp cuối cùng của các Ngài đều thực hành khổ hạnh ít nhất là bảy ngày; Đức Phật của chúng ta cũng làm như vậy và Ngài đã thực hành khổ hạnh trong sáu năm. Nhưng Ngài thành Phật không phải do sự khổ hạnh của Ngài. Thực ra, Ngài chứng đắc Phật quả chỉ nhờ pháp Trung đạo. Bồ tát thực hành khổ hạnh để cho thế gian cùng với chư thiên thấy rằng đó không phải là con đường dẫn đến Đạo.

Vì sao Bồ tát Sĩ Đạt Ta từ bỏ lối tu khổ hạnh?

Vì sao Bồ Tát Sĩ Đạt Ta thực hành pháp tu khổ hạnh đến 6 năm? 1
Ảnh minh họa. 

Hỏi: Vì sao Bồ Tát Sĩ Đạt Ta thực hành pháp tu khổ hạnh đến cả 6 năm?

Đáp:

Theo thông lệ của Chư Phật Chánh Đẳng Giác, đều trải qua sự thực hành khổ hạnh và tuy có một số Bồ tát thực hành khổ hạnh trong thời gian ngắn là bảy ngày hoặc một tháng hoặc gần như thế.

Tuy nhiên, Bồ tát Sĩ đạt ta đã thực hành trong sáu năm do kết quả của một ác nghiệp về lời nói, mà Ngài đã gây nên khi Ngài sanh làm Bà-la-môn Jotipāla trong thời kỳ của Đức Phật Kassapa, vì do ngã mạn về dòng dõi, Ngài đã nói lời xúc phạm Đức Phật Kassapa: “Làm sao vị Sa-môn đầu trọc này có thể giác ngộ Đạo Tuệ và Nhất thiết trí, là pháp khó thành đạt ?”

Theo Đại Phật Sử, Mingun Sayada.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuộc gặp gỡ của Phật và Vua Tần-Bà-Sa-La sau khi Phật Thành đạo ra sao?

Đức Phật 08:45 18/03/2025

Hỏi: Cuộc gặp gỡ của Phật và Vua Tần-Bà-Sa-La sau khi Phật Thành đạo ra sao?

Đức Phật thị hiện thần thông bao nhiêu lần để tế độ 1000 vị đạo sĩ thờ Lửa?

Đức Phật 11:22 17/03/2025

Hỏi: Sau khi độ cho nhóm ba mươi vị tỷ-kheo an trú trong Đạo quả, Ai là người được Phật tế độ kế tiếp?

Tâm từ bi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật 18:00 16/03/2025

Bao giờ cũng thế, đời sống của một vị giáo chủ là cái gương phản chiếu cái đạo mà mình đã phát minh. Tâm hồn, thái độ, cử chỉ, hành động của vị giáo chủ chứng minh cho những giáo lý của mình. Đó là những bài học linh động, thực hành để tín đồ nhận thấy rõ ràng cái tinh thần, cái ý nghĩa sâu xa của đạo cứu thế.

Phật tế độ ai sau 60 vị Thánh đầu tiên của Phật giáo?

Đức Phật 08:30 16/03/2025

Hỏi: Ai là người được Phật tế độ tiếp theo sau 60 vị Thánh đầu tiên của Phật giáo?

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo