Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 12/01/2020, 09:56 AM

Vì sao có tượng Quan Âm ba mặt trong Phật giáo?

Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, để giáo hóa chúng sinh, Bồ Tát từng hóa thân thành người phụ nữ rao bán một bảo kính kỳ lạ. Câu chuyện này được cho là nói về nguồn gốc của bức tượng Quan Âm ba mặt hay còn gọi Tam Diện Quan Âm.

>> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Bồ Tát tại đây

Vi sao co tuong Quan Am ba mat trong Phat giao 1

Tương truyền rằng…

Một ngày nọ, Quan Âm Bồ Tát hóa thành một người phụ nữ, tay cầm một chiếc hộp gấm, bên trong đựng một chiếc bảo kính bằng đồng xanh, đứng ở đầu đường Lạc Dương rao bán.

Không ít người trên đường tiến đến hỏi thăm giá cả bảo kính, Bồ Tát nói: “Bảo kính này của tôi là bảo vật trên đời, muốn bán 1.000 lượng bạc, thiếu 1 đồng cũng không bán”.

Nghe Bồ Tát nói vậy, có người bèn hỏi bảo kính này trân quý ở chỗ nào. Bồ Tát giải thích rằng: “Bảo kính này, một là có thể soi thấy thiện ác lòng người, hai có thể soi được hết thảy quá khứ. Chỉ 2 điểm này thôi cũng đáng giá 1.000 lượng bạc”.

Vi sao co tuong Quan Am ba mat trong Phat giao 3

Có một người không tin, bèn hỏi: “Bảo vật như vậy, có thể cho tôi thử một lần được không?“.

Bồ Tát nói: “Đương nhiên là được, nhưng muốn tôi cho mượn một lần, phải đưa tôi 3 đồng”.

Bài liên quan

Người kia lập tức móc ra 3 đồng tiền đưa cho Bồ Tát. Bồ Tát lấy bảo kính ra, nói với người này: “Khi soi bảo kính nhất định phải tập trung tinh thần, không nghĩ ngợi lung tung, mới có thể soi được hình ảnh chân thực”.

Người kia gật gật đầu, bắt đầu chuyên chú soi vào tấm kính… Ước chừng thời gian một khắc hơn, người này quả thật đã nhìn thấy một vài hình ảnh trong đó, đều là tất cả những việc làm trước đây của mình. Cuối cùng, anh ta thấy mình sau khi chết rơi vào đường súc sinh, kiếp sau đầu thai thành một con chó cái. Xem đến đây, anh ta vô cùng kinh hãi. Thế nhưng, những người vây quanh xem đều không nhìn thấy gì.

Quan Âm Bồ Tát thu lại bảo kính từ tay người này, hỏi: “3 đồng tiền soi tấm kính này 1 lần, có đáng giá không?”. Người đó bị dọa mặt vàng như đất, nói không ngớt: “Đáng lắm, đáng lắm!”.

Mọi người xung quanh nghe nói vậy, đều nhao nhao muốn soi. Trước sau có 3.000 người muốn soi kính. Sau khi xem xong, đa số những người này hoặc lộ vẻ mặt hoảng sợ, hoặc đăm chiêu ủ dột, chỉ có một số nhỏ người vui vẻ phấn khởi.

Vi sao co tuong Quan Am ba mat trong Phat giao 5

Đảo mắt trời đã tối, Bồ Tát nói với mọi người: “Bảo kính này, bán 1.000 lượng bạc là không hề đắt; nhưng tiếc thay tất cả đều là người phàm mắt tục, không có ai biết nhìn được vật báu”.

Dứt lời, Bồ Tát đem cất bảo kính lại trong hộp gấm, rồi hiện ra Pháp tướng trước mặt mọi người. Đến đây, tất cả giờ mới hiểu được nguyên lai là Quan Âm Bồ Tát đến điểm hóa chúng sinh. Chỉ có điều, cùng một chỗ, cùng trong con mắt người ta, hình ảnh Bồ Tát hiện ra lại có Pháp tướng khác nhau.

Vi sao co tuong Quan Am ba mat trong Phat giao 4
Bài liên quan

Trong mắt kẻ ác, Bồ Tát hiện ra là Kim Thần Thất Sát, vô cùng đáng sợ; trong mắt người bình thường, Bồ Tát hiện ra tướng mạo giận dữ, cũng làm cho lòng người run sợ; trong mắt người lương thiện, Bồ Tát hiện ra là Quan Âm Bồ Tát mặt mũi hiền lành.

Vì vậy, mọi người cùng nhau bàn bạc, dùng số tiền mà Bồ Tát không lấy đi xây dựng nên một ngôi chùa, thờ phụng tượng Quan Âm Bồ Tát. Thế nhưng, tượng Bồ Tát này có 3 mặt, mặt chính là khuôn mặt Bồ Tát, mặt trái là một khuôn mặt phẫn nộ giận dữ, mặt phải là khuôn mặt nén giận, trong tay cầm một bảo kính, thế nhân gọi là “Tam Diện Quán Âm” hay còn gọi là “Du Hí Tam Muội Quan Âm”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm