Vì sao không nên chạm vào thân người mới mất?
Sau khi thần thức rời khỏi thân xác rồi thì họ hoàn toàn không còn cảm giác gì, nhưng lúc họ vừa mới rời khỏi thì có. Cho nên lúc này là lúc quyết định.
Xưa kia chư vị Đại Đức Tổ Sư có dạy chúng ta khi giúp các vị liên hữu trợ niệm vãng sanh điều đặc biệt phải chú ý không được chạm vào người của họ, không chỉ là không được chạm vào cơ thể mà ngay cả giường chiếu của họ cũng không được đụng vào, vì lúc này họ có đau khổ, khi họ đau khổ họ sẽ sanh tâm sân hận, sanh tâm sân hận sẽ gây bất lợi cho họ.
Vậy người niệm Phật khi dấy khởi tâm sân hận thì coi như họ cắt đứt duyên vãng sanh rồi. Ở con người bình thường sanh tâm sân hận, mình phải xem nghiệp lực của họ, nghiệp chướng nặng họ sẽ đọa vào địa ngục.
Cho dù nghiệp chướng không nặng đi nữa, thì họ cũng sẽ đầu thai vào loài súc sanh. Họ đầu thai vào loài gì trong đường súc sanh? Loài rắn độc, loài thú dữ, họ sanh vào loại này. Vì tâm sân mà đi đầu thai.
Cho nên trong tám tiếng đồng hồ khi vừa chết, nhất định không được đụng vào người của họ, tốt nhất là sau mười hai đến mười bốn tiếng đồng hồ, lúc đó mới hơi an toàn. Sau đó bạn có thể thay quần áo cho họ, nhập liệm họ.
Vì sau khi con người tắt thở, thần thức chưa có rời khỏi ngay, bạn phải hiểu cái lý này. Nhưng nếu thật sự niệm Phật vãng sanh thì không có thân trung ấm.
Việc này ở trong kinh, đức Phật có nói rõ, có ba hạng người không có thân trung ấm. Tắt thở là đi ngay:
– Thứ nhất là người niệm Phật, người vãng sanh vừa tắt thở thì liền sang thế giới Cực Lạc ngay.
– Thứ hai là được sanh thiên, phước trời rất lớn, họ không có trung ấm, tắt thở rồi họ sanh thiên ngay.
– Thứ ba là đọa địa ngục, đọa địa ngục không có trung ấm, khi vừa tắt thở thì lập tức đọa địa ngục ngay.
Ba hạng người này, ngoài ra tất cả đều có trung ấm. Cái khổ của địa ngục đó không biết là nghiêm trọng biết bao nhiêu so với tứ đại phân tán. Cho nên khổ nhỏ họ không nhận, họ lại không nhận nó mà để đi nhận khổ lớn!
Cẩn trọng kẻo làm phiền người mất
Trích HT. Tịnh Không khai thị lúc lâm chung.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Trí tuệ là gì?
Phật giáo thường thức 08:45 03/01/2025Trí tuệ là gì? Đơn giản khi Thầy đưa tay lên, ai cũng liền thấy rõ phải không? Đó là trí tuệ, nó vốn bình thường như vậy chứ không phải là cái gì cao siêu, ghê gớm.
Ý nghĩa nhân văn cao nhất về sự thành đạo của đức Phật
Phật giáo thường thức 08:30 03/01/2025Không ngôn từ nào có thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa thành đạo của Phật, chỉ có thể nói vài ý nghĩa sau đây...
Phải nhớ chí nguyện để tinh tấn tu hành
Phật giáo thường thức 20:03 02/01/2025Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh Độ. Mười sáu chữ ấy như sau: "Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ Ðề, lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật."
Việc phát nguyện mong cầu sanh về Cực Lạc là do ai dạy?
Phật giáo thường thức 20:00 02/01/2025Có vị cư sĩ lên Tịnh thất chùa Vạn Đức gặp tôi thưa hỏi: Trong pháp môn niệm Phật nguyện cầu sanh về cõi nước Cực Lạc của Phật A-mi-đà, như vậy là còn mong cầu và có chỗ đến. Vậy theo giáo lý của Phật không phù hợp. Hòa thượng nghĩ sao về việc này?
Xem thêm