Vì sao phải sám hối?
Khi đủ định lực và sám hối thường xuyên thì cũng như nước chảy xuống một chỗ hoài. Năm này qua tháng nọ thì cục đá to cỡ nào cũng sẽ bị mòn đi. Như là tội lỗi của chúng ta sẽ tiêu trừ và dần biến mất.
Trước hết, chúng ta phải hiểu cho rõ định nghĩa chữ sám hối: Sám là ăn năn lỗi trước, còn Hối là chừa bỏ lỗi sau. Người mà cứ làm sai rồi hối cải, lặp lại lỗi cũ thì không được coi là sám hối.
Vì sao phải sám hối?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có một bài kệ về sám hối thế này:
“Con đã gây ra bao lầm lỡ
Khi nói khi làm khi tư duy
Đam mê, hờn giận và ngu si
Nay con cúi đầu xin sám hối.
Một lòng xin cầu Bụt chứng tri
Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới
Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm
Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa
Nam mô Bồ tát Cầu Sám Hối.”
Chúng ta mỗi một ngày đây, dù vô tình hay cố ý cũng đã gây ra biết bao nhiêu những tội lỗi về Thân - Khẩu - Ý, thì kể chi tới trải qua vô lượng kiếp thì làm sao mà biết được đã từng phạm lỗi gì ra sao. Vậy nên việc sám hối là điều thực sự rất nên làm.
Sám hối có thể hết tội hay không?
“Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong.”
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà được nhẹ bớt.
Sám hối như nước chảy đá mòn
Sám hối là tội tiêu hết hay là sạch hết tội hay không?
Có một người thầy đã ví sám hối như hình ảnh “nước chảy đá mòn”. Có nghĩa là, sám hối thì tội nó vẫn còn ở đó, như cục đá kia, chứ đâu phải mất đi liền được đâu. Nhưng ngay khi lòng chúng ta thật tâm sám hối, cúi đầu lạy hứa chừa lỗi lầm không tái phạm, trong mỗi lạy chúng ta cúi xuống là quá khứ từ bỏ, không khởi niệm tương lai, chỉ sống ở giây phút hiện tại (niệm trước không sanh, niệm sau không khởi).
Dần dà, khi đủ định lực và sám hối thường xuyên thì cũng như nước chảy xuống một chỗ hoài. Năm này qua tháng nọ thì cục đá to cỡ nào cũng sẽ bị mòn đi. Như là tội lỗi của chúng ta sẽ tiêu trừ và dần biến mất.
Cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Hay hơn nữa là bỏ vào trong hồ nước lớn thì vị mặn ấy xem như không còn cảm nhận được gì.
Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.
Nên cùng với duy trì sám hối thì chúng ta nên làm những điều thiện phước như bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ... để tội chướng sẽ được tiêu giảm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm