Sám hối nghiệp chướng khi ở hiền không gặp lành
Nghiệp lực tu bồi các nẻo, bất cứ chỗ nào cũng bị đắm nhiễm, chúng sinh lại không chịu suy nghĩ để mong cầu giải thoát. Bởi vậy nên quả báo trong sáu đường không đồng nhau, hình thể mỗi loài một khác. Thế mới biết nghiệp lực sâu thẳm hơn hết thảy.
Kẻ phàm phu phần nhiều hay sinh lòng nghi hoặc. Vì thấy ở đời người làm lành lại gặp nhiều trắc trở, kẻ làm ác mà được mọi sự an hòa, mới cho rằng việc lành dữ không có phân minh, người chấp như thế bởi không đạt thấu lý sâu xa nghiệp báo. Kinh nói có ba thứ nghiệp báo:
- Hiện báo: tức là trong đời này làm việc thiện ác thì ngay thân mà chịu quả báo
- Sinh báo: tức là trong đời này làm việc thiện ác, qua đời sau mới chịu quả báo
- Hậu báo: tức là trong vô lượng kiếp về quá khứ đã làm việc thiện ác, đến đời này hoặc vô lượng kiếp về sau mới chịu quả báo
Nghiệp lực trong giáo lý đạo Phật
Còn người bây giờ làm ác mà gặp may mắn bởi do những nghiệp lành sinh báo, hậu báo đã thuần thục trong kiếp quá khứ, nên mới hưởng quả tốt đẹp. Như thế không phải trong đời này làm ác mà được quả báo tốt. Những người bây giờ làm lành lại bị khổ sở, do những nghiệp ác sinh báo, hậu báo đã thuần thục trong kiếp quá khứ, nên những mầm thiện ngày nay sức yếu không thể ngăn dẹp những nghiệp ác ấy, nên phải chịu quả khổ.
Đâu phải trong đời này làm lành mà chịu ác báo. Lại thấy trong đời những kẻ làm lành, được người khen ngợi kính trọng, nên biết ngày sau ắt được hưởng quả vui sướng. Chúng ta về quá khứ đã có những nghiệp ác như thế, nên Chư Phật Bồ Tát dạy phải gần gũi bạn lành, cùng làm phép sám hối. Gặp được bậc thiện tri thức là điều lợi lớn cho sự tu hành đắc đạo.
Vô lượng tội lỗi đã phạm từ quá khứ
Từ vô thủy đến nay, chúng sinh chất chứa nghiệp ác nhiều như cát sông Hằng, gây tội lỗi đầy cả hai đại địa, hết bỏ thân này lại thụ thân khác nên không hay không biết, ví như:
- Phạm tội ngũ nghịch sâu dầy, trói buộc nặng nề gây nên tội vô gián
- Gây nên tội xiển đề (tức không đủ lòng tin đối với Tam Bảo) thành nghiệp bỏ mất căn lành
- Khinh chê lời Phật dạy thành nghiệp báng bổ kinh điển đại thừa, phá diệt Tam Bảo thành nghiệp huỷ hoại chính pháp, không tin tội phúc thành nghiệp thập ác, hiểu lầm chân lý làm trái chính pháp thành nghiệp si mê
- Bất hiếu cha mẹ thành nghiệp ngang trái, khinh mạn sư trưởng thành nghiệp không kính lễ, thất tín bạn bè trở thành nghiệp bất nghĩa, phạm tội tứ trọng,
- Huỷ phạm năm điều răn cấm thành nghiệp phá giới bát quan trai
- Mỗi tháng không ăn chay sáu ngày thành nghiệp giải đãi, mỗi năm không ăn chay luôn ba tháng thành nghiệp tu không thường,
- Không giữ gìn ba nghìn uy nghi thành nghiệp không đúng giới pháp, không giữ gìn tám vạn luật nghi thành nghiệp vi tế tội,
- Gây ra nghiệp không tu thân giới, tâm tuệ, hoặc gây nên nghiệp tám, ngày vượng xuân thu tạo các tội lỗi,
- Gây nên nghiệp đối với chúng sinh không lòng thương xót, gây nên nghiệp không lân mẫn, không cứu giúp, ôm lòng đố kỵ thành ra nghiệp không cứu độ mọi loài, còn có chỗ oan thân thành ra nghiệp không bình đẳng,
- Say đắm ngũ dục thành ra nghiệp không nhàm lìa, hoặc vì tuổi trẻ phóng túng dục tình tạo ra các tội lỗi,
- Tạo nghiệp lành hữu lậu để hồi hướng cầu sinh trong ba cõi thành nghiệp ngăn ngại pháp xuất thế.
Những tội lỗi ấy vô lượng vô biên, nhưng nhờ phúc lành sám hối các tội lỗi vô minh, ác nghiệp dứt sạch, được sinh phúc lành, đời đời kiếp kiếp diệt được tội ngũ nghịch, trừ hoặc nghiệp xiển đề.
Trích Kinh Từ Bi Thủy Sám Pháp
Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm