Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/08/2019, 16:28 PM

Vì sao Phật giáo có nhiều tông phái?

Vì sao Phật Giáo có nhiều tông phái khác nhau? Đức Phật cũng chưa từng dạy đệ tử phải phân chia đạo Phật ra thành các tông phái khác nhau, nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân để dẫn đến vấn đề này.

>>Kiến thức Phật Giáo

Từ khi Đức Phật khai sáng đạo Phật, Ngài thuyết pháp hơn 49 năm trên toàn cõi Ấn Độ, đã giáo hóa cho đủ mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, từ vua chúa quan quyền cho đến kẻ bần dân hạ tiện, từ những người thông minh cho đến những người ngu dốt thiển cận, từ những người hiền hậu nhân từ cho đến những kẻ độc ác... Tất cả đều nhờ những giáo pháp của Ngài mà đạt đến cuộc sống thanh thản, giải thoát.

Đức Phật chưa từng dạy đệ tử phải phân chia đạo Phật ra thành các tông phái khác nhau, cũng chưa từng phân biệt những kinh điển đã thuyết dạy ra thành những phần giáo lý khác nhau. Ảnh minh họa

Đức Phật chưa từng dạy đệ tử phải phân chia đạo Phật ra thành các tông phái khác nhau, cũng chưa từng phân biệt những kinh điển đã thuyết dạy ra thành những phần giáo lý khác nhau. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Đức Phật chưa từng dạy đệ tử phải phân chia đạo Phật ra thành các tông phái khác nhau, cũng chưa từng phân biệt những kinh điển đã thuyết dạy ra thành những phần giáo lý khác nhau. Khi Ngài còn tại thế, khi giảng pháp, tùy theo đối tượng nghe mà ngài chọn đúng phần giáo pháp thích hợp để giúp cho đối tượng ấy có thể lãnh hội được, có thể làm theo được.

Khi đức Phật nhập diệt, một thời gian rất lâu sau đó – ít nhất cũng là hơn 100 năm sau – kinh điển mới được ghi chép lại. Vì thế, trong số những người học Phật thời bấy giờ không tránh khỏi có một số điểm bất đồng về cách hiểu, hoặc về sự ghi nhớ lời dạy của đức Phật. Những điểm bất đồng này là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự phân chia các bộ phái ngay chính trên vùng đất mà đạo Phật đã ra đời.

Khi Đức Phật còn tại thế, khi giảng pháp, tùy theo đối tượng nghe mà ngài chọn đúng phần giáo pháp thích hợp để giúp cho đối tượng ấy có thể lãnh hội được, có thể làm theo được.

Khi Đức Phật còn tại thế, khi giảng pháp, tùy theo đối tượng nghe mà ngài chọn đúng phần giáo pháp thích hợp để giúp cho đối tượng ấy có thể lãnh hội được, có thể làm theo được.

Nguyên nhân quan trọng thứ hai cần nhắc đến là sự khác biệt về môi trường xã hội, về tập tục, văn hóa khác nhau ở những địa phương khác nhau mà đạo Phật truyền đến. Do có những khác biệt này mà đạo Phật có sự phát triển khác nhau ở mỗi vùng. Tuy vẫn giữ được những nét chung về tổng thể nhưng không khỏi có những khác biệt nhỏ về cách hiểu và vận dụng giáo pháp trong đời sống, trong sự tu tập.

Vì những nguyên nhân trên và một số nguyên nhân khác nữa mà ngay trong thời kỳ đầu tiên của Phật giáo tại Ấn Độ cũng đã có sự phân chia thành các tông phái khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng ít nhất cũng đã có đến 18 tông phái khác nhau tại Ấn Độ trong thời kỳ phát triển đầu tiên của Phật giáo, nghĩa là trong khoảng từ khi đức Phật nhập diệt cho đến 500 năm sau đó.

Hiểu được những nguyên tắc nêu trên, chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi thấy có những sự phân chia tông phái trong suốt quá trình Phật giáo được truyền bá và phát triển. Ảnh minh họa

Hiểu được những nguyên tắc nêu trên, chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi thấy có những sự phân chia tông phái trong suốt quá trình Phật giáo được truyền bá và phát triển. Ảnh minh họa

Đạo Phật khi truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản và cả nước ta nữa, cũng không tránh khỏi sự phân chia theo cách như trên. Chẳng hạn, Mật tông ở Ấn Độ khi truyền đến Trung Hoa thì trở thành Chân ngôn tông. Sự đổi tên này cho thấy người Trung Hoa với những tập tục khác biệt của mình đã có phần xem trọng yếu tố “khẩu quyết” hay chân ngôn, vốn thuộc về khẩu mật, hơn là các yếu tố thân mật và ý mật. Về mặt tổng quan, Chân ngôn tông của Trung Hoa cũng không khác nhiều với Mật tông ở Ấn Độ, nhưng về mặt vận dụng tu tập hoặc một số lễ nghi chi tiết, rõ ràng là đã có những sự thay đổi nhất định. Vấn đề cũng sẽ tương tự như thế nếu ta khảo sát đến hình thức Mật tông khi truyền sang và phát triển tại Tây Tạng.

Bài liên quan

Hiểu được những nguyên tắc nêu trên, chúng ta sẽ không lấy làm lạ khi thấy có những sự phân chia tông phái trong suốt quá trình Phật giáo được truyền bá và phát triển. Và cũng nhờ nắm hiểu được những nguyên tắc ấy, chúng ta sẽ thấy rằng về mặt tổng quan, các tông phái của đạo Phật không hề có sự khác biệt mâu thuẫn nhau, mà ngược lại còn mang tính bổ sung cho nhau để làm cho giáo lý đạo Phật được truyền dạy ra khắp nơi một cách hiệu quả nhất, đến với nhiều người nhất. Bất cứ khi nào một tông phái bị thay đổi, biến dạng đến mức không còn phù hợp với những nguyên tắc chung của giáo lý nhà Phật, tông phái ấy sẽ bị loại trừ ra khỏi đại gia đình Phật giáo. Đó là trường hợp của Chân ngôn tông khi tông phái này không có được những người kế thừa chân chánh, nên ngày càng lún sâu vào những niềm tin mù quáng theo kiểu mê tín dị đoan và những kiểu phù phép không liên quan gì đến giáo lý nhà Phật.

Theo Đoàn Trung Còn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con đường của ngoại hình xấu đẹp

Kiến thức 08:37 23/04/2024

Thân hình không đoan chánh nghĩa là ngoại hình có vấn đề không như ý. Như lùn quá hay cao quá, đen quá hay trắng quá, mập quá hay ốm quá, khiếm khuyết hay tật nguyền chỗ này hoặc chỗ kia,... Ngược lại, thân hình đoan chánh là người có hình thể cân đối, vẻ ngoài dễ nhìn, nhiều người có thiện cảm.

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (2)

Kiến thức 08:15 23/04/2024

Như phần trước đã đề cập, kinh Pháp Hoa ngoài việc chuyển tải giáo nghĩa giải thoát, khẳng định khả năng và con đường thành Phật cho tất cả chúng sanh thì đồng thời và trước tiên, nó được xem là một tác phẩm văn học.

Phúc báo của việc tín thọ giới luật

Kiến thức 07:05 23/04/2024

Thuở xưa Đức Phật diễn nói Kinh Pháp cho hàng trời người ở tại Tinh xá Kỳ Viên gần thành Phong Đức. Bấy giờ có hai vị Khất Sĩ mới xuất gia ở thành Vương Xá và muốn đến bái kiến Đức Phật. Tuy nhiên, ở khoảng giữa của hai nước đó đều chẳng có người sinh sống.

Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)

Kiến thức 16:00 22/04/2024

Kinh Pháp Hoa, còn gọi là “Kinh Diệu Pháp Liên Hoa” (có tên đầy đủ là “Giáo Bồ tát pháp Phật sở hộ niệm Diệu pháp Liên hoa kinh”) ra đời vào thời Phật giáo Đại Thừa Ấn Độ, được xem là tinh hoa, đỉnh cao của triết lý Đại Thừa.

Xem thêm