Vị sư thuần phục cọp dữ cứu dân xứ Đồng Nai xưa
Hiển Lâm Sơn Tự, tên gọi dân gian là chùa Hóc Ông Che tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc xã Hóa An (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Du khách phương xa đến vãn cảnh chùa sẽ được nghe kể nhiều giai thoại ly kỳ, hấp dẫn về vị tổ sư sáng lập chùa từng thuần phục cọp dữ cứu giúp dân làng.
Sự tích “Hóc Ông Che”
Theo tư liệu lưu trữ của chùa Hiển Lâm Sơn Tự thì nguyên sơ chùa do sư Huệ Lâm khai sơn năm 1920 tại một khu rừng hoang vắng.
Sư Huệ Lâm (1887-1945, tục danh Bùi Văn Tươi), người dân còn gọi là ông thầy Hai. Lúc nhỏ, Huệ Lâm xuất gia làm đệ tử Thiền sư Khánh Lâm tu ở chùa núi Châu Thới. Sau một thời gian dài tu học, Huệ Lâm được thầy bổn sư tin tưởng truyền hết những bí pháp và lệnh rằng Huệ Lâm phải đi về phía Tây nơi có hóc rừng nọ lập chùa để cứu nhân độ thế.
Khi vị sư trẻ Huệ Lâm xuống núi được thầy bổn sư tặng ba vật phẩm là cái rựa, xâu chuỗi, cái mõ. Cái rựa thì Huệ Lâm sử dụng để phát quang cây cỏ mở đường, xâu chuỗi và mõ dùng để làm pháp khí hành trì, tu tập.
Hàng ngày, vị sư trẻ này đào đất đắp thành gò, lâu dần tạo thành quả đồi và ngôi chùa theo đó dần dựng lên. Ban đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ, cột làm bằng gỗ, vách ván, mái lợp lá dừa nước, nền đất sét. Dần dần những Phật tử đến đây góp công của xây dựng tu bổ thêm lại chùa.
Thoạt đầu, Huệ Lâm che một cái chòi nhỏ, có lẽ vì thế mà người ta gọi là “Hóc có ông che chòi”. Lại có người cho rằng do ban đêm người ta nghe tiếng gió xuyên quá tán lá rừng lảnh lót như tiếng che ép mía nên mới gọi nơi đó là Hóc Ông Che.
Sư Huệ Lâm lặng lẽ ở một mình giữa rừng, ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân làng xung quanh. Ông sử dụng dây leo tơ hồng kết thành dây đeo ngực và tụng niệm bằng mõ trên đầu người bệnh để trừ tà. Tiếng lành đồn xa, người dân đi rừng lấy gỗ quý và săn thú thấy ngôi chùa có vị sư có tài chữa bệnh nên báo cho đông người đến khám.
Bí ẩn thuần phục cọp
Những cụ cao niên sống gần chùa Hóc Ông Che kể lại rằng, sau thời gian theo học đạo Thiền sư Khánh Lâm ở núi Châu Thới, sư Huệ Lâm được truyền thụ bí kíp về “võ bùa”. Người luyện võ bùa có thể kêu gọi những lực lượng siêu nhiên đến trợ lực, giúp sức khi gặp khó khăn, hoạn nạn bất ngờ.
Thuở ấy, vùng Hóa An là khu rừng rậm rạp, đầy thú dữ. Tương truyền, trong rừng bỗng xuất hiện một con cọp to bằng con trâu mộng từng hại nhiều người đi rừng, còn về làng bắt gia súc của dân. Con cọp này ăn thịt nhiều người đã thành “tinh” rất khôn lanh nên thợ săn dù tài giỏi cỡ nào cũng không trị được. Cọp tinh tạo nên khiếp đảm kinh hoàng trong dân làng nên sư Huệ Lâm quyết tâm lên đường tìm cách thuần phục “ông Ba mươi”.
Sau nhiều ngày dò tìm trong rừng sâu, sư Huệ Lâm và đồ đệ bắt gặp được cọp dữ. Trận chiến kéo dài từ sáng đến tối không phân thắng bại giữa cọp và người. Dù vậy, sư Huệ Lâm kiên trì dốc sức quần nhau với cọp. Người ta kể lại rằng: nhà sư đứng trước đầu hổ tay vung roi, miệng hô thần chú, nhiều “âm binh” và “âm tướng” hiện ra trợ sức đánh cọp.
Đến sáng mai, trận chiến mới kết thúc. Con cọp tinh đã quy phục hoàn toàn và theo sư Huệ Lâm về chùa ẩn tu...
Giai thoại đó vẫn được dân gian lưu truyền, gắn liền với vị tổ khai sơn ngôi chùa ở đất phương Nam, cũng là một biểu tượng đẹp cho tinh thần Phật giáo gắn liền với dân sinh ở vùng đất mới đầy lam chướng, Phật giáo là chỗ nương tựa, nơi gởi gắm niềm tin của người dân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời vô thường, bướm hoa chỉ là huyền ảo
Tư liệu 09:46 14/11/2024Sự sống và cái chết, sinh lão bệnh tử là sự tuần hoàn không thể thay đổi được của quy luật tự nhiên, là lẽ thường ai cũng phải trải qua. Quan niệm cuộc đời là huyễn ảo một lần nữa được đề cập tới trong bài kệ “Thị tật” - “Dạy khi có bệnh” của Thiền sư Giác Hải khi răn dạy đệ tử.
Tất cả các pháp đều từ tâm sinh
Tư liệu 13:19 13/11/2024Trong bài kệ cho đệ tử Cảm Thành, Thiền sư Vô Ngôn Thông mong muốn đệ tử giác ngộ vô thường và nhận biết cái chân thật để từ đó tùy căn cơ mà chú tâm vào việc truyền dạy Phật pháp.
Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của Thiền sư Không Lộ
Tư liệu 09:36 13/11/2024Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ.
Từ bi thôi chưa đủ, cần có trí tuệ dẫn dắt
Tư liệu 11:46 10/11/2024Nếu Từ bi mà không có Trí tuệ thì sao? Từ Bi vô nguyên tắc và mù quáng thì chỉ đem lại những tác dụng tiêu cực. Cho nên nói, chỉ có Từ bi thôi thì chưa đủ mà cần phải có Trí tuệ để dẫn dắt.
Xem thêm