Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/01/2024, 18:00 PM

Vị Sư khờ niệm Phật tiêu nghiệp chướng, tự biết ngày giờ vãng sanh

Lúc rảnh sư thường bảo người rằng: “Tu hành quý tại nhất tâm bất loạn. Nghiệp chướng của tôi do niệm Phật tiêu sạch. Mấy năm gần đây, chẳng những không phiền não mà thân tâm đều được khinh an”.

Sư Khắc Cần họ Trương, người Hồ Nam (Trung Hoa), từ bé tánh khờ khạo. Năm năm mươi ngoài tuổi, sư xuất gia tại am Hồng Thể ở Thiện Hóa, sau thọ Cụ túc giới ở Lộc Sơn. Sư không biết chữ, học mấy thời khóa tụng ngót năm năm mới thuộc.

Sau đó 10 năm, sư đi khắp ngũ nhạc, tứ sơn và các đại tòng lâm để tham học, nhưng rốt cuộc không tham hiểu một mảy gì, vẫn khờ khạo như cũ.

Ðến năm 60 tuổi, sư nghe Minh Quả Pháp sư giảng về công đức của pháp môn trì danh niệm Phật quý tại “nhất tâm bất loạn”. Nếu tâm loạn nên chăm chú nghe kỹ tiếng niệm thời tạp niệm sẽ tự trừ, vọng tưởng sẽ tự diệt, tâm sẽ đặng thanh tịnh, v.v…Từ đó sư mới được biết pháp môn niệm Phật, bèn chuyên tu.

Một vị Tăng vãng sanh lưu xá lợi hộp sọ đầu và vô số xá lợi khác

77317101_976075016106606_1607318654997757952_n

Sáu năm sau thời tánh cũ của sư đều mất, tâm hằng tự tại minh mẫn. Lúc rảnh sư thường bảo người rằng: “Tu hành quý tại nhất tâm bất loạn. Nghiệp chướng của tôi do niệm Phật tiêu sạch. Mấy năm gần đây, chẳng những không phiền não mà thân tâm đều được khinh an”.

Một hôm, sư cho người đi mời sư huynh Hàm An. Qua ngày kế, Hàm An đến, sư vừa thấy liền cười nói: “Khắc Cần này xin cáo từ sư huynh!”.

Hàm An hỏi: “Tính đi đâu?”.

Sư đáp: “Ði Tây phương Cực lạc thế giới”.

Hàm An bảo: “Nói khùng phải không?”.

Sư nói: “Từ sáu năm gần đây, tâm tôi không loạn động, niệm A-di-đà Phật, câu câu rõ ràng mục kích Tịnh độ. Tự biết ngày giờ quyết định vãng sanh. Chẳng phải khi dối vậy!”.

Sư liền đem tất cả công sự trong am giao phó cho Hàm An rồi lại bảo: “Giờ ngọ ngày mai tôi sẽ từ biệt sư huynh, anh em già với nhau, tất cả phải lo cho nhau, sư huynh nên gắng chuyên tu pháp môn niệm Phật để chuẩn bị tư lương”.

Sáng hôm sau, sư tắm gội, thay y, Tịnh độ. Chiều hôm ấy, sư ngồi một mình niệm Phật không nói chuyện. Sáng hôm sau nữa, sư lại tắm gội, thay y phục, thắp hương lễ Phật, tạ Tổ xong, sư vẫn vào tịnh thất ngồi niệm Phật.

Ðến giờ ngọ sư mới chậm rãi đi vào ngồi kiết già trong khánh, tay cầm chuỗi yên lặng niệm Phật. Mãi đến hai giờ sau, Hàm An thấy đã lâu mà không thấy sự động tịnh, bèn lại gần thăm xem, thì ra sư đã tịch rồi. Chừng đó mới cả kinh mà tin thật và đồng thời cùng với các sư Phổ Ấm v.v… đều nghe mùi hương lạ.

Lúc đó là giờ ngọ, ngày mùng 5 tháng 7 năm Tân Sửu, triều vua Quang Tự nhà Thanh. Bấy giờ nhằm tiết trời nóng nực mà thi hài của ngài vẫn để yên nơi đình khánh ấy đến 7 ngày, vẫn không sình nứt thúi hôi chi cả; người mục kích đều ngợi khen, cho là điều lạ ít có.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bịnh “trời cho”

Tư liệu 18:05 24/11/2024

Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Xem thêm