Viện Nghiên cứu Phật học VN sẽ tổ chức nhiều hội thảo trong năm 2022
Đó là thông tin được Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đưa ra thảo luận trong phiên hội nghị tổng kết trực tuyến sáng nay 16-1.
Hội nghị do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam chủ trì; tham dự có chư tôn đức Phó Viện trưởng; Trưởng ban các Trung tâm trực thuộc Viện và các thành viên tham dự.
Sau phát biểu khai mạc của Hòa thượng Viện trưởng, Thượng tọa Thích Giác Hoàng, Tổng Thư ký đã nêu những thành tựu làm được của Viện trong năm qua.
Viện Nghiên cứu có hai hoạt động chính: Dịch thuật, biên tập và ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam và hoạt động của các Trung tâm.
Về công tác xuất bản trong năm qua, Viện phối hợp với các đơn vị khác cũng như xuất bản của các Trung tâm do Viện giới thiệu với gần 10 tác phẩm biên tập và gần 50 dịch phẩm, tác giả và đồng tác giả từ các thành viên tại các Trung tâm.
Các hội thảo do thành viên trong Viện tham gia viết bài còn hạn chế, hầu hết chỉ làm công tác biên tập. Bên cạnh đó, nhiều thành viên Thường trực của Viện và các Trung tâm đã tích cực đóng góp viết bài nghiên cứu.
Về công tác đào tạo, hiện nay có hai trung tâm đang thực hiện đó là: Trung tâm Phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang và Trung tâm Nghiên cứu Phật học Hán truyền với số lượng học viên tham gia học tập hơn 100 vị ở mỗi trung tâm, đây là nguồn nhân lực kế thừa cho sự phát triển của Viện trong tương lai.
Về phương hướng năm 2022, Viện sẽ kết hợp với các Trung tâm tổ chức các hội thảo khoa học về: Tổ Huệ Đăng và Thiên Thai Thiền giáo tông Liên hữu hội; Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ và Hệ phái Nam tông Việt Nam; Cội nguồn của văn học Pāli; về cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng Lâm Em, Hòa thượng Danh Nhưỡng, Ni trưởng Huỳnh Liên...
Thượng tọa Thích Minh Thành, Phó Viện trưởng kiêm đồng Tổng Biên tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam đã báo cáo công tác ấn hành các dịch phẩm. Hiện nay, Viện đã hoàn tất bốn bộ Nikaya (kinh Trường bộ, kinh Trung bộ, kinh Tương Ưng bộ, kinh Tăng Chi bộ). Ban Biên tập đã nỗ lực biên tập và in ấn xong Kinh Tiểu bộ, gồm năm quyển. Đây là công trình do chư tôn đức tiền bối biên dịch nhưng chưa đầy đủ. Phần còn lại gồm 6 tập: (1) Diễn giải; (2) Phân tích đạo; (3) Thánh nhân ký sự; (4) Phật sử; (5) Hạnh tạng; (6) Mi-tiên vấn đạo do Thượng tọa Chánh Thân dịch. Mỗi quyển dày khoảng 1.400 trang trở lên. Như vậy, hoàn tất năm bộ Nikāya. Hiện nay, Nhà in Khuyến học phía Nam đã đóng bìa xong ba quyển, còn hai quyển đang in, dự kiến đầu xuân Nhâm Dần sẽ phát hành.
Hướng sắp tới, Viện sẽ tiếp tục in năm bộ Luật của Theravada do Thượng tọa Chánh Thân dịch; bốn bộ A Hàm do quý tôn đức tại Viện cao đẳng Huệ Nghiêm dịch và hiệu đính như quý Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Từ. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh cũng đang dịch lại bốn bộ A Hàm này.
Viện cũng sẽ in bộ kinh Đại Bát-nhã Ba-la-mật-đa do cố Hòa thượng Thích Trí Nghiêm dịch từ Hán sang Việt và bộ kinh Bản duyên do Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang đang thực hiện. Dự kiến, các công trình trên sẽ hoàn thành trước Đại hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IX như một công trình để chào mừng và ghi nhận sự phát triển cũng như nỗ lực của các thành viên của Viện Nghiên cứu trong nhiệm kỳ VIII này, Thượng tọa Thích Minh Thành cho biết.
Chư tôn đức và các thành viên Viện, các Trung tâm trực thuộc đã thảo luận, chia sẻ những công việc mà mình đang thực hiện. Một số kiến nghị về nâng cấp các ứng dụng web và hướng phát triển của Viện và các Trung tâm cũng đã được đề cập trong hội nghị tổng kết sáng nay trong niềm hoan hỷ.Phát biểu đúc kết, Thượng tọa Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực đã gởi lời tri ân về sự nỗ lực và cộng tác của chư tôn đức và các Trung tâm trực thuộc trong năm qua. Thượng tọa hy vọng những công việc đã đề ra của Viện trong năm tới sẽ nhận được sự cộng sự từ chư tôn đức và các thành viên.
Dịp này, Ban Thư ký cũng đã thông qua việc chính phủ trao 2 Bằng khen cho tập thể và Trung ương Giáo hội đã tặng 36 Bằng tuyên dương công đức cho các cá nhân, ghi nhận những đóng góp, phụng sự cho các công tác của Viện trong năm 2021 vừa qua.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa
Tin Phật sự 08:39 01/11/2024Sáng ngày 31/10, tại Hội trường 25B (phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa), BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa với sự tham dự của đông đảo nhân dân Phật tử thập phương.
Khai mạc Hội thảo Khoa học nhân kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hoá
Tin Phật sự 15:57 30/10/2024Sáng 30-10, tại Trung tâm Hội nghị Khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc “Hội thảo Phật giáo Thanh Hóa – 40 năm phát triển và trưởng thành” chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa (01.11.1984 – 01.11. 2024).
Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ hoằng pháp và hội thi diễn giảng
Tin Phật sự 20:00 29/10/2024Phân ban Ni giới T.Ư sẽ tổ chức Khóa bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và Hội thi diễn giảng cấp Trung ương dành cho chư Ni, tại chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3, TP.HCM) vào tháng 11-2024.
Trưởng lão HT. Thích Thiện Nhơn tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế tại Pháp
Tin Phật sự 18:20 28/10/2024Nhận lời mời của Hội Phật tử Thế giới WFB, Đức Phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh (HĐCM), Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn, cùng phái đoàn Trung ương Giáo hội, ngày 28/10 đã chính thức đến Pháp để tham dự Hội nghị Phật giáo vì hòa bình Quốc tế.
Xem thêm