Virus SARS-CoV-2 có thể bám trên đồ vật bao lâu?
Virus SARS-CoV-2 tồn tại khoảng 3 giờ trong sol khí, tối đa 4 giờ trên đồng, 24 giờ với bìa cứng và 2-3 ngày trên nhựa hay thép không gỉ.
Theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại từ vài giờ đến vài ngày trên bề mặt hoặc trong sol khí (aerosol - các chất lơ lửng trong không khí ở tầng thấp, bao gồm hạt bụi, khói, nước, hạt kim loại nặng…).
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy con người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2trong không khí hoặc sau khi chạm tay vào những đồ vật có chứa mầm bệnh. Các nhà khoa học phát hiện virus SARS-CoV-2 tồn tại khoảng 3 giờ trong sol khí, tối đa 4 giờ trên đồng, 24 giờ với bìa cứng và 2-3 ngày trên nhựa hay thép không gỉ.
James Lloyd Smith, đồng tác giả nghiên cứu kiêm Giáo sư Sinh thái học và Tiến hóa của UCLA cho biết virus SARS-CoV-2 lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc thân mật thông thường, khiến việc ngăn chặn sự lây lan hết sức khó khăn. "Nếu chạm vào những đồ vật mà người khác cũng từng cầm qua, hãy rửa tay thật sạch vì rất có thể chúng là nơi ẩn náu của virus", Giáo sư James nói.
Trong dịch Covid - 19, đâu phải đến chùa mới là tu
Bài nghiên cứu trên mô phỏng cơ chế hoạt động của virus tồn tại mỗi ngày trong các hộ gia đình, bệnh viện có bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2, từ đó xác định thời gian tồn tại của chúng trên bề mặt các vật thể. Nhóm nghiên cứu gồm những nhà khoa học đến từ UCLA, Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc Gia Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh và Đại học Princeton.
Giáo sư James và đồng nghiệp cho rằng việc sàng lọc khách du lịch để kịp thời phát hiện các ca lây nhiễm không hiệu quả lắm. Những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thường lây lan virus ra cộng đồng mà không hề biết họ đã bị nhiễm cho đến khi các triệu chứng xuất hiện.
Đặc tính của virus khiến cho việc phát hiện bệnh vô cùng khó khăn. Hầu hết bệnh nhân đều không có bất kỳ triệu chứng nào trong 5 ngày, thậm chí là lâu hơn. “Hoặc có khi họ không tiết lộ sự thật dù biết rõ bản thân đang bị bệnh”, Giáo sư James cho biết.
Cập nhật tình hình dịch COVID - 19 ngày 26/3
Các chuyên gia y tế công cộng cho biết có 5 yêu cầu người dân buộc phải tuân theo để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Đầu tiên là tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Tránh chạm vào mắt, miệng và mũi của mình. Cách ly tại nhà khi phát hiện bản thân bị bệnh. Dùng khăn giấy che khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng. Dùng chất làm sạch nhà cửa chuyên dụng hoặc khăn lau các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm