Trong dịch Covid - 19, đâu phải đến chùa mới là tu
Thời điểm dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, không nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới là thành tâm, không đi lễ lúc này thì đi lễ lúc khác.
> COVID-19 và tư duy Tứ Thánh Đế
Đi chùa là một truyền thống văn hóa có từ 26 thế kỷ trước, mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để thăng hoa nhận thức và thông qua đó cải thiện đời sống tinh thần. Nhưng trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì việc hạn chế ra ngoài nếu không có gì cấp bách của mỗi người dân cũng là cách chung tay chống dịch với đất nước.
Thứ nhất là tu tại gia...
Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết Ngày 31/1/2020, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản số 027/CV-HĐTS gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố về phòng chống dịch covid - 19. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố tăng cường việc tuyên truyền đến các chùa, Tăng Ni, Phật tử và nhân dân nhận thức về mức độ nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm, bùng phát của dịch Covid-19. Các chùa tạm dừng tổ chức các lễ hội, các khóa tu tập trung đông người đến từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau.
Hòa thượng Thích Gia Quang phát tâm ủng hộ phòng chống dịch Covid-19
Hòa thượng, TS. Thích Gia Quang nhấn mạnh “Hiện nay dịch Covid - 19 ảnh hưởng đến tính mệnh của con người nên việc đến chùa chiền, đền đình, phủ cũng là do nhận thức tùy tâm của mỗi người. Tuy nhiên đang dịch bệnh thế thì cũng không nhất thiết phải đến. Bộ Y tế cũng khuyến cáo không nên đến nơi đông người thì mình cứ sống và làm theo đúng tâm nguyện của mình, không nhất thiết phải đến chùa hay các cơ sở tín ngưỡng mà hãy thực hiện bằng lòng thành của mình là được rồi. Đâu cứ phải tu chùa, các tiền nhân trước có nói rằng “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Trước hết mình cứ làm tốt cho xã hội đi, sống tốt đi cũng là cách tu tốt rồi”.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Phó trưởng Ban thường trực Ban nghi lễ, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội, trụ trì chùa Trấn Quốc (quận Tây Hồ- Hà Nội) cho biết: Từ nửa tháng nay, cửa chùa luôn đóng kín, không tổ chức bất kỳ khóa tu nào. Ngay cả lễ Phật Đản sắp tới, nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhà chùa cũng không mở cửa. “Chúng tôi không tổ chức rước xe hoa như mọi năm mà chỉ tắm phật và tụng kinh trong chùa, không có phật tử. Thủ tướng đã nói rồi, chống dịch như chống giặc, không được tụ tập từ 20 người trở lên. Tình hình dịch bệnh quá nguy hiểm, cấp bách nên toàn dân phải sát cánh cùng Đảng và Nhà nước, hạn chế tối đa tụ tập đông người để dịch không phát tán”- Trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết.
Phủ Tây Hồ không phải là chùa Phật giáo
Hòa thượng Thích Thanh Nhã cũng cho biết, thực tế trên thế giới, nhiều chức sắc và tín đồ tôn giáo đã nhiễm bệnh và có người đã chết. Do đó, bất cứ ai, thuộc bất kỳ thành phần nào cũng phải nghiêm túc thực hiện các quy định, chỉ đạo từ Chính phủ. Cá nhân ông và chùa Trấn Quốc cũng đã đến Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội, ủng hộ 500 triệu đồng để cùng nhân dân cả nước chống dịch.
Bình luận về việc phủ Tây Hồ có nhiều người tập trung khấn lễ ngày 1/3 âm lịch vừa qua, Hòa thượng Thích Thanh Nhã cho biết, đình và phủ không thuộc sự quản lý của Giáo hội mà thuộc về chính quyền địa phương. Mặc dù phủ Tây Hồ đã đóng cửa nhưng nhiều người vẫn đứng bên ngoài vái vọng.
“Tôi cho rằng, đây là do ý thức của mỗi người dân. Họ phải lo cho sự an toàn của mình và của cộng đồng. Còn điều ước lớn nhất lúc này chính là đẩy lùi dịch bệnh nên cầu cúng gì mà không an toàn thì họ phải suy nghĩ”- Hòa thượng Thích Thanh Nhã chia sẻ.
Nhiều phương pháp tu hiệu quả tại nhà trong mùa dịch
Một trong nhưng giáo lý căn bản của Phật giáo là không làm điều ác, làm nhiều điều thiện, giữ tâm trong sạch. Việc đến chùa (tụ tập đông người) có thể làm dịch Covid-19 có cơ hội lây lan, thì đó là việc không nên làm. Bà Phạm Thị Linh, một Phật tử cho hay, trong mùa dịch như này Phật tử tại gia hoàn toàn có thể nghe pháp thoại qua băng đĩa, youtube ... Có thể hỏi Pháp qua các phương tiện truyền thông bởi cốt lõi của tu tập theo Phật vẫn là làm cho trong sạch tâm. Ở chùa thì cũng phải tu tâm, ở nhà cũng phải tu tâm
Đi chùa là để cầu xin hay tu theo Phật
Bà Phạm Thị Linh chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều phương pháp tu tại gia rất hiệu quả trong mùa dịch Covid -19 này. Ví dụ, thay vì phải ra ngoài để tập thể dục này nọ, thì người Phật tử tại gia có thể lạy Phật mỗi ngày 1 đến 2 thời, mỗi thời khoảng 20-30 phút. Lạy Phật năm vóc sát đất được kết hợp bởi 4 động tác yoga giúp lưu thông khí huyết, thả độc và làm chắc khỏe xương và cơ bắp. Lạy Phật cũng là một phương pháp thiền tập cả thiền định và thiền quán. Lạy Phật giúp cho người ta vững chãi vượt qua mùa dịch”.
Ngoài ra, có rất nhiều những bộ phim về các chân nhân Phật giáo nổi tiếng trên youtube có thể giúp người Phật tử giải trí kết hợp học hỏi, như: Phim Cuộc đời Đức Phật, Trăm năm Thiền sư Hư Vân, Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Huệ Năng, Bước chân an lạc, Xuân Hạ Thu Đông, ..
Hoặc đơn giản, như là rửa bát, quét nhà, nấu cơm ... Phật tử tại gia hoàn toàn có thể thực tập những việc đó trong chánh niệm (làm gì ghi nhận đó, không phán xét, không làm hai ba việc một lúc) ... là những phương pháp rất hiệu quả. Hoặc Phật tử có thể thực tập lắng nghe và nói lời yêu thương với những người trong gia đình, hoặc thậm chí nói chuyện với cây cỏ, chim chóc. Đó cũng là một cách thiền tại gia hiệu quả.
GHPGVN đóng góp 5 phòng áp lực âm hỗ trợ phòng, chống dịch Covid - 19
Thượng toạ Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia sẻ: "Đối với Phật giáo, Phật tại tâm. Tức là mọi người không nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới là thành tâm. Phật ở trong tâm mỗi người, lòng hướng thiện thì tâm sẽ an. Quan điểm Phật ở trong tâm rồi, tâm ta thành, tâm ta thiện thì khoá lễ của chúng ta đã có thành tựu".
Trên tinh thần đó, Thượng toạ Thích Thanh Quyết mong muốn các Phật tử hiểu rằng, hiện giờ là thời điểm dịch bệnh phức tạp, không nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới là thành tâm, không đi lễ lúc này thì đi lễ lúc khác. Lúc này là lúc mọi người cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của Chính phủ trong việc phòng chống dịch Covid - 19.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm