Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/02/2021, 08:46 AM

WHO chấp thuận sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Ngày 15/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chấp thuận việc sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca, qua đó cho phép khởi động việc phân phối những vaccine này tới một số quốc gia nghèo nhất thế giới.

Tuyên bố của WHO nêu rõ: "Hôm nay (15/2), WHO đưa 2 phiên bản vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford vào danh sách sử dụng khẩn cấp, qua đó bật đèn xanh cho những vaccine này được triển khai toàn cầu thông qua COVAX (chương trình phân phối công bằng vaccine của WHO)".

Hai loại vaccine được phê duyệt nói trên đang được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) và tại Hàn Quốc. Ngoài 2 phiên bản vaccine nói trên, đến nay mới chỉ có vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech được WHO chấp thuận sử dụng khẩn cấp.Trợ lý Tổng giám đốc WHO về tiếp cận dược phẩm, Tiến sĩ Mariangela Simao nhấn mạnh các nước đến nay chưa được tiếp cận với các loại vaccine ngừa COVID-19 cuối cùng sẽ có thể bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế và người dân có nguy cơ cao, góp phần vào thực hiện mục tiêu của COVAX là phân phối công bằng vaccine. Tuy nhiên, WHO sẽ phải duy trì áp lực để đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư ưu tiên ở khắp mọi nơi và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận toàn cầu. Để làm được điều này cần phải mở rộng năng lực bào chế vaccine và các nhà phát triển vaccine cần đẩy nhanh tiến độ gửi đơn đăng ký vaccine để WHO xem xét.

Hôm nay (15/2), WHO đưa 2 phiên bản vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford vào danh sách sử dụng khẩn cấp, qua đó bật đèn xanh cho những vaccine này được triển khai toàn cầu thông qua COVAX (chương trình phân phối công bằng vaccine của WHO).

Hôm nay (15/2), WHO đưa 2 phiên bản vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford vào danh sách sử dụng khẩn cấp, qua đó bật đèn xanh cho những vaccine này được triển khai toàn cầu thông qua COVAX (chương trình phân phối công bằng vaccine của WHO).

Pháp - vắc xin kháng thể bệnh tam độc

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 2h00 ngày 16/2 theo giờ Việt Nam, toàn thế giới ghi nhận 109.565.824 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.415.253 trường hợp tử vong.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được cấp phép tại hơn 50 quốc gia, bao gồm Anh, Ấn Độ, Argentina và Mexico. Loại vaccine này có giá thành rẻ hơn và dễ bảo quản, vận chuyển hơn so với vaccine của Pfizer-BioNTech (cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu và không phổ biến ở nhiều quốc gia đang phát triển). Cả hai loại vaccine đều yêu cầu tiêm 2 mũi/người và các mũi tiêm cách nhau vài tuần.

Tuần trước, các chuyên gia về vaccine của WHO đã khuyến nghị sử dụng vaccine AstraZeneca cho người trên 18 tuổi, bao gồm cả ở những quốc gia đã phát hiện các ca nhiễm biến thể SARS-CoV-2 mới.

WHO sẽ phải duy trì áp lực để đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư ưu tiên ở khắp mọi nơi và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận toàn cầu.

WHO sẽ phải duy trì áp lực để đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân cư ưu tiên ở khắp mọi nơi và tạo thuận lợi cho việc tiếp cận toàn cầu.

Việt Nam sắp tiêm thử nghiệm trên người loại vắc xin ngừa Covid-19 lần 2

Thông báo vào ngày 15/2 sẽ kích hoạt việc phân phối hàng trăm triệu liều vaccine tới các quốc gia đã đăng ký tham gia Cơ chế COVAX do Liên Hợp Quốc hỗ trợ nhằm cung cấp vaccine COVID-19 cho những nhóm người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Mariângela Simão, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO về Tiếp cận thuốc và sản phẩm y tế, cho biết: "Các quốc gia không có khả năng tiếp cận với vaccine COVID-19 đến nay cuối cùng cũng có thể bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế và những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao".

Khoảng 109 triệu người trên toàn thế giới đã mắc COVID-19 và đại dịch này khiến ít nhất 2,4 triệu người trong số này thiệt mạng. Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa bắt đầu các chương trình tiêm chủng, ngay cả các quốc gia giàu cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vaccine COVID-19 trong bối cảnh các nhà hãng dược trên thế giới chạy đua để tăng cường sản xuất vaccine.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật đản: 7 đóa sen trên sông Hương sẽ được thắp sáng từ mùng 8/4 âm lịch

Môi trường 12:37 23/04/2024

Đây là một trong những nội dung được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh TT-Huế thông qua trong phiên họp hôm 20/4, tại chùa Từ Đàm (TP.Huế) - Văn phòng Ban Trị sự.

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

Xem thêm