Thứ tư, 16/12/2020, 09:22 AM

Pháp - vắc xin kháng thể bệnh tam độc

Tôn trọng pháp thì chúng ta sẽ có thái độ học pháp cẩn trọng, nghe pháp cho nhuần tai, nói pháp cho nhuần miệng, suy tư pháp cho nhuần ý, định nghĩa mỗi chi pháp cho rõ rệt”. Biết kính pháp và người thuyết pháp, người nghe dọn thân tâm của mình cho trong sạch, an tịnh là việc chúng ta cần phải làm.

Chúng ta cần tập suy tư! Suy tư có chủ ý với tâm niệm là hằng ngày trong từng phút, từng giây ta có làm những điều thiện như bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, hồi hướng, có chánh kiến... là những giây phút chúng ta đang uống thuốc để chữa bệnh. Bởi mình đang có bệnh – bệnh khổ, vì có bệnh nên uống thuốc là chuyện đương nhiên cần phải làm và làm ngay.

Trong kinh Trường Bộ, bài kinh Thập Thượng, số 34, đức Phật có dạy: “Này các thầy Tỳ-kheo, có ba việc cần suy tư trước khi nghe pháp. Thế nào là ba! Việc thứ nhất là phải biết kính pháp. Thứ hai là phải biết kính trọng người thuyết pháp. Thứ ba là người thuyết pháp và người nghe dọn thân tâm của mình cho trong sạch, an tịnh”.

Qua đoạn kinh này, chúng ta hiểu rằng muốn làm được ba việc trên, ta cần phải khéo suy tư: “Đức Phật là bậc đại giác, cái gì Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có”. Khi chúng ta hiểu Phật, thương Phật, kính Phật đồng nghĩa với việc tôn trọng lời dạy của Ngài – tức là pháp; bởi pháp là chân lý, là sự thật. Tôn trọng pháp thì chúng ta sẽ có thái độ học pháp cẩn trọng: “Nghe pháp cho nhuần tai. Nói pháp cho nhuần miệng. Suy tư pháp cho nhuần ý. Định nghĩa mỗi chi pháp cho rõ rệt”. Bởi vậy, biết kính pháp, biết kính trọng người thuyết pháp, người thuyết pháp và người nghe dọn thân tâm của mình cho trong sạch, an tịnh là việc chúng ta cần phải làm.

Biết kính pháp và người thuyết pháp, người nghe dọn thân tâm của mình cho trong sạch, an tịnh là việc chúng ta cần phải làm.

Biết kính pháp và người thuyết pháp, người nghe dọn thân tâm của mình cho trong sạch, an tịnh là việc chúng ta cần phải làm.

Vì sao bố thí pháp là phước báo lớn nhất?

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật có dạy: “Này các thầy Tỳ-kheo, cho đến bao giờ hàng tứ chúng đệ tử của Ta còn học pháp bằng sự tôn kính, hiểu pháp bằng sự tôn kính, ghi nhớ pháp bằng sự tôn kính, và hành trì pháp bằng sự tôn kính thì khi ấy, giáo pháp không biến mất ở đời. Cũng vậy, này các thầy Tỳ-kheo, không có một thứ thiên tai, nhân họa nào có thể tàn phá được giáo pháp của Như Lai ngoại trừ sự có mặt của người thiếu trí. Vì những người thiếu trí là những người không có đủ đức tin, không có đủ sự tôn kính khi lắng nghe pháp, ghi nhớ pháp, tìm hiểu pháp và hành trì pháp. Chính vì những người thiếu trí này sẽ khiến cho chánh pháp biến mất ở đời”. Biến mất ở đây có nghĩa những lời dạy của đức Phật không còn được người ta biết tới nữa.

Tam tạng kinh điển còn đó, những lời dạy của đức Phật còn đó, nhưng không ai hiểu chân lý và sự thật đó nên không có người hành trì theo. Chính vì chúng ta không chịu học pháp, suy tư pháp, hành trì pháp nên ta không biết đâu là “đúng – sai, thiện – ác, trắng – đen, lợi – bất lợi, hại – bất hại”. Bởi vậy, mình tán thán những việc đáng chỉ trích và chỉ trích những việc đáng tán thán, điều này tạo những điều vô phước và làm cho chánh pháp biến mất ở đời.

Khi Thế Tôn mới thành đạo, Ngài quan sát trong đời này xem có ai có thể làm thầy, làm bạn được hay không? Ngài quan sát thấy trong ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc, và bên ngoài có vô lượng vũ trụ. Nhưng người như Thế Tôn và hơn Thế Tôn thì không có. Do đó, theo truyền thống ba đời chư Phật là luôn tôn kính pháp. “Chính nhờ pháp đã tạo ra Phật quả. Vì vậy, Ngài tôn kính pháp là vị trí thứ hai. Từ pháp bảo, chúng sanh đi theo quy ngưỡng, hành trì và chứng đắc mới có Tăng”. Nên hằng ngày chúng ta đều tụng đọc Tam tự quy: Tự quy y Phật, Tự quy Pháp, Tự quy Tăng là như vậy! Từ đó, chúng ta mới thấy pháp bảo quý hiếm thế nào! Người hành trì pháp bảo thì được pháp bảo hộ trì và không sanh vào cảnh khổ. Người hằng tích trữ pháp lành thì được sự an vui và lợi ích.

Chúng ta có học đạo, hành đạo thì mới thấy rằng: “Không có ai hành trì Ba-la-mật mà chỉ có sự chân thật hành trì Ba-la-mật”.

Chúng ta có học đạo, hành đạo thì mới thấy rằng: “Không có ai hành trì Ba-la-mật mà chỉ có sự chân thật hành trì Ba-la-mật”.

Lời Phật dạy: 'Nghe" là một pháp tu thù thắng

Trong kinh có chép, mỗi buổi sáng Thế Tôn cùng chư Tỳ-kheo ôm bình bát đi khất thực. Khất thực xong trở về tinh xá, Ngài thấy thầy Tỳ-kheo trẻ đang thuyết pháp cho các vị cận sự nam, cận sự nữ thì Thế Tôn đứng bên ngoài tinh xá, nghe đệ tử nói pháp xong mới gõ cửa để bước vào. Ngài luôn kính pháp. Bởi trong tiền kiếp còn là Bồ-tát, thì Ngài luôn thích pháp, mến pháp, suy tư pháp, tâm tư niệm chánh pháp, không rời bỏ chánh pháp, cho đến khi Ngài giác ngộ giải thoát – thành Phật Chánh Đẳng Giác, nhưng Thế Tôn vẫn luôn luôn tôn kính pháp. Chúng ta yêu kính Phật, yêu kính pháp, yêu kính chúng Tăng cũng có nghĩa là chúng ta đang yêu điều thiện. Yêu điều thiện giúp chúng ta sống tốt hơn, còn ngược lại sẽ đưa ta đến sa đọa. Vậy điều thiện không yêu thì chúng ta yêu cái gì?

Trong kinh Trường Bộ, đức Phật có dạy: “Này các thầy Tỳ-kheo, khi gặp nhau có hai việc cần làm: việc thứ nhất là đàm luận trao đổi, học hỏi lắng nghe giáo pháp; thứ hai là cùng nhau im lặng để thiền định, thiền quán – tức là vị Tỳ-kheo suy tư pháp trong bốn đề mục hộ thân tâm: nhớ ân đức Phật, quán bất tịnh, rải tâm từ và niệm sự chết”.

Cũng vậy, có những lần đức Thế Tôn du hóa phương xa, trở về tinh xá thấy các thầy Tỳ-kheo ngồi nói chuyện đời, Ngài chê trách: “Này các thầy Tỳ-kheo, đó là hý luận! Cơ hội được gặp gỡ vị Chánh Đẳng Giác không có nhiều; cơ hội được mang thân người, có đủ lục căn, biết Phật pháp và xuất gia trong chánh pháp không có nhiều; vậy mà các thầy đang lãng phí khoảng thời gian ngắn ngủi quý hiếm của kiếp sống giả tạm này”. Bên cạnh đó, Thế Tôn thấy những thầy Tỳ-kheo đang ngồi bàn luận giáo pháp, Ngài tán thán: “Lành thay, lành thay! Này các thầy Tỳ-kheo, gặp gỡ được vị Chánh Đẳng Giác là hy hữu; có được thân người, đầy đủ lục căn, biết Phật pháp và xuất gia trong chánh pháp là hy hữu. Các thầy đã giữ đúng được ý nghĩa và mục đích của đời sống phạm hạnh, chư Phật ba đời – quá khứ, hiện tại, vị lai đều suy tư trong phánh pháp, và sự cúng dường cao thượng cho Như Lai là thực hành giáo pháp”.

Nên hằng ngày chúng ta bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, hồi hướng, có chánh kiến… cũng là đang uống thuốc chữa bệnh mà thôi!

Nên hằng ngày chúng ta bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, hồi hướng, có chánh kiến… cũng là đang uống thuốc chữa bệnh mà thôi!

Các pháp sám hối dành cho người có căn cơ khác nhau

Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật có dạy bốn sự thật cao quý là: sự thật về khổ, sự thật về nguồn gốc khổ, sự thật về sự chấm dứt khổ, sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ. Đây là bài kinh quan trọng đối với người học pháp hành pháp, bởi ai thấy rõ Tứ diệu đế là người ấy có chánh kiến, người ấy có được pháp nhãn, người ấy có đức tin bất động với giáo pháp Thế Tôn, người ấy không còn bị vô minh si mê chi phối, người ấy có khả năng giải thoát khỏi bộc lưu sinh tử.

Chính vì vậy, mục đích tối hậu và cao thượng của người tu học Phật pháp là buông chứ không phải nắm. Vậy chúng ta buông cái gì? Buông phiền não tham, sân, si. Muốn buông thì phải làm sao? Trước tiên phải tập buông, tập buông dần dần, mỗi ngày mỗi ngày một ít… Trước tiên, chúng ta cần tập suy tư! Suy tư có chủ ý và tâm niệm là hằng ngày trong từng phút từng giây là ta có làm những điều thiện lành như bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, hồi hướng, có chánh kiến… là những giây phút chúng ta đang uống thuốc để chữa bệnh. Bởi chúng ta đang có bệnh, bệnh khổ. Có bệnh thì phải uống thuốc là chuyện đương nhiên cần phải làm và làm ngay.

Cũng vậy, chúng ta bị bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp… thì phải đi khám. Bác sĩ cho toa để uống thuốc trị bệnh, và nếu có ai đó thật khờ khạo khi tự hào, tự đắc, tự kiêu, tự tôn, tự đại, tự mãn, nói với mọi người rằng tôi đang uống thuốc tiểu đường, tim mạch, huyết áp… thì người này có vấn đề, đầu óc không tỉnh táo.

Nên hằng ngày chúng ta bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, phục vụ, tùy hỷ, nghe pháp, thuyết pháp, hồi hướng, có chánh kiến… cũng là đang uống thuốc chữa bệnh mà thôi! Vậy có nên tự hào, tự đắc là tôi đang bố thí chùa này chùa kia, tôi đang giữ giới, tôi đang niệm Phật hay tôi ngồi thiền giỏi, tôi tu ngày bốn thời gấp đôi người khác, tôi ở chùa công quả được hai tháng, sáu tháng, hai năm, bốn năm hay mười năm không?… Chúng ta cứ suy nghĩ là tôi làm, tôi làm và tôi làm nhưng chúng ta lại không biết rằng những việc đã làm, đang làm trên chỉ là uống thuốc chữa bệnh tham, sân, si, thì có gì mà đáng tự hào tự đắc khoe với mọi người là mình đang uống thuốc trị bệnh – bệnh cố đế tham, sân, si?

Chính vì chúng ta không chịu học pháp, suy tư pháp, hành trì pháp nên ta không biết đâu là “đúng – sai, thiện – ác, trắng – đen, lợi – bất lợi, hại – bất hại”.

Chính vì chúng ta không chịu học pháp, suy tư pháp, hành trì pháp nên ta không biết đâu là “đúng – sai, thiện – ác, trắng – đen, lợi – bất lợi, hại – bất hại”.

Lễ Phật đúng pháp mới được lợi ích

Chúng ta có học đạo, hành đạo thì mới thấy rằng: “Không có ai hành trì Ba-la-mật mà chỉ có sự chân thật hành trì Ba-la-mật”. Chỉ có sự chân thật làm việc đó, không có cái tôi làm việc đó. Tâm chân thật sẽ là vắc-xin kháng thể, là phương thuốc đặc trị cho căn bệnh cố đế tham, sân, si. Việc quan trọng của người học pháp, hành pháp là biết làm lành lánh ác, nhưng không theo thiện – ác, buồn – vui nữa mà tu tập với tâm chân thật, sống chánh niệm tỉnh giác đến khi nào không còn là phàm, tức là Thánh, Niết-bàn mới thôi!

Tóm lại, có ba việc cần suy tư trước khi nghe pháp: việc thứ nhất là phải biết kính pháp; thứ hai là phải biết kính trọng người thuyết pháp; thứ ba là người thuyết pháp và người nghe pháp dọn thân tâm của mình cho trong sạch, an tịnh. Tam tạng kinh điển còn đó, những lời dạy của đức Phật là chân lý, là sự thật còn đó, nên chúng ta cần phải học pháp bằng sự tôn kính, hiểu pháp bằng sự tôn kính, ghi nhớ pháp bằng sự tôn kính và hành trì pháp trong sự tôn kính thì khi ấy giáo pháp không biến mất ở đời. Chúng ta còn là phàm phu thì ai cũng đang mắc bệnh khổ. Có bệnh thì phải uống thuốc, và uống thuốc đến khi nào không còn là phàm thì mới thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm