Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/10/2019, 12:10 PM

Xuất gia sau khi báo hiếu cha mẹ có quá trễ không?

Xuất gia là người có chí hướng cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu Ni. Người xuất gia thì không còn gì ràng buộc, đây chính là cơ hội Phật tử cống hiến cho Phật Pháp và viên thành đạo nghiệp.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về xuất gia 

Hỏi: Bạch Hòa Thượng Giác Quang!

Con rất muốn xuất gia tu học theo Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng. Tuy nhiên, con có nguyện như vầy, mong Hòa thượng giúp đỡ cho con. Nhà con chỉ có mình con là trai còn mẹ con thì không bình thường. Ba mẹ con đã ly dị và hiện tại cả hai đều đã có gia đình khác. Ngoại con già yếu muốn học được thành tài, để báo hiếu, có người kế lo cho gia đình, rồi sau dó mới xuất gia như vậy có là quá trễ không thưa thầy? Làm thế nào để gia đình con bớt khổ được ạ. Con xin thành kính tri ân thầy.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đáp: Xuất gia là người có chí hướng cao cả, trong đời không vì sánh bằng vị Sa môn đạo hạnh của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Người xuất gia thì không còn gì ràng buộc, đây chính là cơ hội Phật tử cống hiến cho Phật Pháp và viên thành đạo nghiệp.

Bài liên quan

Tuy nhiên theo lời của Phật tử trình bày thì gia đình quá đơn chiếc: Bố mẹ chỉ có một trai, mẹ không bình thường có gia đình khác, ngọai già…chắc chắn còn nữa, nhưng Phật tử không kê khai thêm, chẳng hạn như kinh tế gia đình hạn chế...

Ôi thôi thì biết bao nhiêu là khổ, khổ khổ mà. Đấy cũng chính là chân lý chắc thật mà Đức Phật từng tuyên thuyết tại công viên Thành phố Lộc Uyển, ngài đã vạch mặt mày cho thấy mặt trái của vạn khổ đang áp đặt sự trầm thống lên chúng sanh trong đó có con người.

Tuy nhiên nhà Phật có thể giải quyết những khổ đau cho Phật tử, với những trường hợp như sau:

1. Mẹ không bình thường thì Phật tử nuôi, Mẹ có gia đình khác theo thầy thì Phật tử vẫn phải nuôi, kể cả nuôi Ngoại. Nếu còn Bố thì phải phụng dưỡng luôn cả Bố. Làm người con Phật dù có khổ đến mức độ nào đi nữa cũng phải phụng dưỡng các đấng sanh thành, đấy mới gọi là hiếu đạo của Nhà Phật.

2. Mẹ đã không bình thường, ai mà thương yêu Mẹ nữa, chỉ có làm con mới thương và nuôi Mẹ mà thôi. Ngọai già, vậy thì Phật tử cứ gởi Mẹ, Ngọai vào chùa, vào Tu viện, vào Liên Viện Tịnh Độ Quan Âm Tu Viện của Sư Bà Huệ Giác đấy. Đồng thời Phật tử cũng phát tín tâm xuất gia thì cũng chẳng có gì là trở ngại. Trường hợp nầy là cơ duyên Phật Pháp đã đến, chứ không phải như mọi người suy nghĩ “Do nghèo mà vào chùa”. Đấy cũng chính là cách báo hiếu của người con Phật trong giai đoạn mới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

3. Trường hợp Phật tử có tài sản thì vừa đi học cho thành tài, vừa nuôi Mẹ, nuôi Ngoại, báo hiếu cho đến khi Mẹ, Ngọai qua đời rồi đi tu cũng không muộn. vì lẽ báo ân báo hiếu cũng chính là tu rồi đó. Báo ân báo hiếu là hạnh Phật.

Đức Phật dạy: “…trong nhà, nhà trên thờ Phật, nhà dưới thờ Cha Mẹ, Cha Mẹ chính là Phật nhà dưới đấy…”.

4. Ba trường hợp trên, tâm ý bạn ở vào trường hợp nào cũng là Phật tử, cũng chính là người tu Phật đấy.

Người đời bảo: “Đời nay hiếm có” như trên lắm! Nhưng với nhà Phật thì không hiếm, rất nhiều người thực hiện hạnh lành như thế, bạn ạ!

Phật tử cố gắng niệm Phật, giữ vững tâm hồn làm con Phật là hạnh phúc nhất bạn ạ!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý

Kiến thức 18:30 31/10/2024

Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.

Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình

Kiến thức 13:10 31/10/2024

Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.

Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”

Kiến thức 12:00 31/10/2024

Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.

Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư

Kiến thức 11:10 31/10/2024

Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.

Xem thêm