Lòng tin của người xuất gia
Đức Phật nhắc nhở người xuất gia phải tự tin vào vị trí, bổn phận của mình. Khi có người hỏi rằng: “Thầy là người xuất gia phải không?” Cần phải đáp lại một cách quả quyết, mạnh mẽ rằng: “Tôi là người xuất gia”. Hoặc là một vị Sa di hay Tỳ kheo một cách tự tin.
Tu tập bằng tấm lòng chân thành để giúp cho người thí chủ được phước báu lớn và đồng thời hoàn thành được mục đích chính yếu của một người xuất gia. Tự tin vào chính mình là một vấn đề quyết định trong sự tu hành đạt tới mục đích cứu cánh của phạm hạnh.
Từ những việc làm ở thế gian cho đến sự tu hành trong đạo, việc xác lập lòng tin ngay lúc ban đầu là điều xác quyết để có được kết quả tốt về sau. Từ lòng tin vững chắc và khao khát mạnh mẽ sẽ tạo thành một sức mạnh để thúc đẩy hành động để đạt đến kết quả như ý nguyện.
Những quan niệm sai lầm, tự cho mình là phàm phu, nghiệp chướng nặng nề, chẳng thể tu hành giác ngộ giải thoát; trước tiên chỉ tu gieo duyên tạo phước để tiêu bớt nghiệp và đợi đời sau mới được giải thoát... đều dẫn đi vào những con đường tăm tối.
Kinh Hoa Nghiêm có viết: “Quên mất tâm Bồ đề mà làm các pháp lành đều trở thành việc của ma”. Chỉ quên mất tâm Bồ đề mà còn tệ hại như vậy, huống nữa không có tâm Bồ đề thì dù tu hành khó khổ cách mấy cũng không bao giờ được giác ngộ. Tâm Bồ đề chính là tâm tự tin mạnh mẽ và luôn hướng thẳng tới mục tiêu giác ngộ. Trong mọi suy nghĩ, nói năng đều sáng suốt, kiểm soát, nhất định phải thấu suốt tận cùng sự thật của nhân sinh và vũ trụ, đó gọi là người phát tâm Bồ đề. Nếu chỉ biết tu hành mà không thể tin mình sẽ được giác ngộ thì việc làm đó chỉ được một chút phước duyên của Trời người, mà chẳng thể đi tới chỗ cứu cánh. Trước tiên xác lập được niềm tin vững chắc, sau đó bằng tấm lòng chân thành, luôn luôn nhớ ơn những người đã dày công trợ giúp cho mình và tiếp theo là nỗ lực tinh tấn thực hành thì cuối cùng sẽ đạt được mục đích và bổn phận của người xuất gia.
Xác lập niềm tin thật vững chắc vào một con đường và đi trên con đường đó cho đến ngày cuối cùng, không để tâm bị các thú vui ở thế gian mong manh tạm bợ giống như hoa phù dung sớm nở tối tàn, lôi kéo, mê hoặc. Phải dùng trí Bát nhã để nhìn thấu bản chất của mọi sự vật. Ngay cả thân này cũng chỉ tồn tại trong từng hơi thở. Trong từng giây phút, ngay từng tâm niệm và từng hơi thở soi thấy được sự thật thì liền vượt qua tất cả khổ đau.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm