Ý nghĩa câu nói thường ngày của nhà Phật: "Vạn sự tùy duyên'

Thiền sư Trần Nhân Tông trong bài kệ 'Cư trần lạc đạo' có câu: “Ở đời vui đạo phải tùy duyên/ Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền” (Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Cơ tắc xan hề khốn tắc miên).

Theo Thiền sư Trần Nhân Tông, tùy duyên có nghĩa là đói thì ăn mệt thì ngủ. Nhưng ăn ra ăn và ngủ ra ngủ; việc nào ra việc ấy, không trộn lẫn nhau, không thấy việc nào quan trọng hơn việc nào; việc nào đến trước thì giải quyết trước, không nôn nóng không bâng khuâng. Nghệ thuật giữ gìn sự thanh thản trong tâm hồn ngay giữa bao sự phiền nhiễu của đời thường chính là thái độ tùy duyên.

Có thể thấy nghĩa 'tùy duyên' để sống một các an vui.

1. Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn. Giữa tình cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.

2. Đừng mong cầu mọi người đối xử với mình đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.

3. Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận lòng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân, còn lại mọi việc hãy thuận theo nhân duyên.

4. Đức Phật từng nói: Với người không có duyên, dù bạn nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn như đã hữu duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể đánh thức mọi giác quan của họ.

5. Có một số việc, vừa phân trần trắng đen đã trở thành quá khứ. Có một số người, giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng. Có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước. Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.

6. Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nhìn lại chẳng có gì đáng kể. Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu. Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết.  

7. Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người. Vì thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, hãy nói với bản thân: “Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”

8. Trên đời, có một số việc không phải không để tâm, mà để tâm cũng không làm được gì hơn.

9. Cuộc sống không có “nếu như”, chỉ có “hậu quả” và “kết quả”

10. Đón nhận đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, người khác không thể quyết định thay.

11. Trưởng thành rồi, bạn sẽ biết cách lấy nụ cười đối diện với tất cả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Nguyên lý của đời sống giác ngộ

Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024

Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.

Xem thêm