Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/02/2024, 15:13 PM

Ý nghĩa chơn chánh của câu Nam Mô A Mi Đà Phật

Nam Mô A Mi Đà Phật là tiếng Phạn cổ ngữ của Ấn Độ. Trong tiếng Hán, Nam mô là “Quy y” (trở về nương tựa), “Y kháo” (nương dựa vào), “Qui mạng” (đem cả thân mạng trở về nương tựa); A Mi Đà dịch là Vô Lượng Thọ. Phật dịch là Giác.

Cho nên A Mi Đà Phật lại có thể gọi là Vô Lượng Thọ Phật. 

Phật A Mi Đà là vị giáo chủ của thế giới Cực Lạc ở Tây phương. Còn cái thế giới mà chúng ta đang ở là thế giới Ta Bà. Từ thế giới Ta Bà đi thẳng về phương Tây trải qua khoảng mười muôn ức cõi Phật, đó chính là thế giới Cực Lạc. Chúng sanh ở cõi đó không có cái khổ Sanh Lão Bệnh Tử cho đến các thứ khổ khác. Chúng sanh ở cõi đó hưởng thọ một cách tự nhiên, sự thanh tịnh vô nhiễm và sự an vui mãi mãi, cho nên cõi đó gọi là thế giới Cực Lạc. Oai thần và quang minh của Đức Giáo chủ A Mi Đà là tối tôn đệ nhất; quang minh của chư Phật khác không thể bằng.  

Đức Phật A Mi Đà khi còn chưa thành Phật lúc đang tu nhơn địa có một đời làm một vị Quốc vương, lúc bấy giờ có một Đức Phật ra đời hiệu là  Thế Tự Tại Vương đang giáo hoá chúng sanh lìa khổ được vui thành tựu Phật đạo. Quốc vương sau khi nghe Đức Phật Thế Tự Tại Vương khai thị vô cùng mừng rỡ, do đó phát tâm xuất gia là Tỳ-kheo pháp hiệu Pháp Tạng tu hành rất là tinh tấn. Sau một thời gian, Tỳ-kheo Pháp Tạng đến thỉnh cầu với Đức Phật Thế Tự Tại Vương vì ngài mà phô bày các cảnh giới của vô lượng cõi Phật. Đức Phật Thế Tự Tại Vương biết được ý nguyện sâu rộng của Tỳ-kheo Pháp Tạng, thế là ngài dùng Phật lực gia trì cho T kheo Pháp Tạng nhìn thấy được vô lượng chư Phật. Tỳ-kheo Pháp Tạng nhìn thấy quốc độ của chư Phật, những chúng sanh được sanh về các cõi đó, có cõi phải nhờ vào thọ trì ngũ giới, thập thiện mới được vãng sanh, có cõi phải nhờ vào phát tâm Bồ-đề, rộng tu bố thí, lục độ vạn hạnh v.v… mới có thể vãng sanh. Ngài Pháp Tạng quan sát tìm hiểu phương pháp của các chúng sanh sanh về quốc độ của chư Phật xong, trong thâm tâm suy nghĩ: Chúng sanh ở mười phương có thể thọ trì ngũ giới thập thiện, phát tâm Bồ-đề rộng tu bố thí, lục độ, vạn hạnh rốt cuộc lại chỉ là thiểu số, thiểu số chúng sanh nầy có thể dựa vào tự lực để vãng sanh đến quốc độ mà họ muốn đến để liễu thoát sanh tử, các chúng sanh nầy không cần Pháp Tạng ta lo lắng, nhưng những chúng sanh trì giới hành thiện tu lục độ vạn hạnh làm không xong, không trọn vẹn kia lại thật là vô lượng vô biên. Những chúng sanh nầy trầm luân trong sáu đường đã vô lượng kiếp, luân hồi trong biển khổ không thể thoát ra. Nghĩ đến những chúng sanh nầy trong lòng Tỳ-kheo Pháp Tạng thật vô cùng bất nhẫn, ngài suy nghĩ: những chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ sanh tử luân hồi này mới đúng là đối tượng cần ta cứu độ nhứt, ta nhứt định phải phát đại thệ nguyện thành tựu một cõi Phật trang nghiêm thù thắng nhứt cứu độ hết thảy chúng sanh mà không cần điều kiện gì cả khiến hết thảy chúng sanh đều được vãng sanh về quốc độ của ta, đảm bảo cho họ được mau chóng thành Phật. Điều nguyện rộng lớn nầy từ nào đến giờ chưa từng có đức Phật nào nguyện qua. Cho dù quốc độ như vậy cần phải trải qua thời gian cần tu khổ hạnh bao nhiêu đi nữa mới hoàn thành được ta cũng nhứt định làm cho bằng được!. Trong tình huống như vậy Tỳ-kheo Pháp Tạng đã khởi phát ra bốn mươi tám đại nguyện vô thượng thù thắng trải qua hàng triệu triệu kiếp tu hành khổ hạnh máu chảy thành sông, trải qua hết ngàn muôn khó nhọc đắng cay cuối cùng ngài cũng đã viên mãn được bổn nguyện của mình: “ chúng sanh xưng niệm ắt được vãng sanh, nếu không vãng sanh không thành Chánh giác” thành tựu được thế giới Cực Lạc thù thắng trang nghiêm nhứt trong vũ trụ. Tỳ-kheo Pháp Tạng cũng nhờ đó mà được thành Phật tên Phật gọi là Phật A Mi Đà.

Đức Phật A Mi Đà cứu độ mười phương chúng sanh là chủ động, là bình đẳng, là vô điều kiện.

Đức Phật A Mi Đà cứu độ mười phương chúng sanh là chủ động, là bình đẳng, là vô điều kiện.

Đức Phật A Mi Đà đã vì chúng ta mà phát ra lời thệ nguyện rộng lớn như thế, thế giới Cực Lạc ở Tây Phương của ngài cũng vì chúng ta mà thành tựu. Đức Phật A Mi Đà thành Phật đến nay đã được mười kiếp, trong mười kiếp qua đức Phật A Mi Đà vẫn cứ luôn kêu gọi mười phương chúng sanh vãng sanh về thế giới Cực Lạc, nơi mà ngài đã vì chúng ta kiến lập nên. Phương pháp vãng sanh đến thế giới Cực Lạc Tây phương chính là xưng niệm câu Nam mô A Mi Đà Phật. Đây là pháp Trì danh niệm Phật trong Tông Tịnh Độ, là pháp môn đệ nhứt cứu độ chúng sanh của Phật ở thời mạt pháp nầy vậy.

Đức Phật A Mi Đà cứu độ mười phương chúng sanh là chủ động, là bình đẳng, là vô điều kiện. Chẳng kể chúng sanh căn cơ ở từng bậc nào chỉ cần họ tin nhận vào sự cứu độ của đức Phật A Mi Đà chuyên trì xưng niệm danh hiệu “Nam Mô A Mi Đà Phật”, phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc Tây phương ngưởi nầy bất luận là ở đâu ở thời gian nào, chết vì lý do gì Đức Phật A Mi Đà đều chắc chắn sẽ tiếp dẫn họ vãng sanh đến thế giới Cực Lạc Tây phương được Đức Phật A Mi Đà cứu độ một cách bình đẳng và từ bi. Đây chính là ý nghĩa chơn chánh của câu: Nam Mô A Mi Đà Phật.

Dịch giả: Hoằng Chí 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm