Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 15/04/2017, 08:55 AM

Ý nghĩa của việc cầu siêu

Lúc sinh tiền luyến ái con cái, sau khi chết, nghiệp thức cũng lẩn quẩn bên con cái, hoặc làm con của con mình, hoặc làm chó, làm mèo để gần gũi bên con. Cho đến nhà cửa, sự sản, chồng vợ v.v... Cũng thế, quan trọng trong lúc sinh tiền chớ nên tham và luyến, sau khi xả báu thân này chắc chắn siêu thoát, khỏi phải nhờ con cháu đi cầu siêu. Hiểu được vậy ta hãy tự siêu đi, không ai siêu tiếp cho ta được.

Trước tiên phải hiểu nghĩa “Siêu” là gì?

Chữ “Siêu” có nghĩa vượt ra, vọt ra, hay thoát ra. Cầu siêu là cầu cho thân nhân quá cố của mình mau vượt ra THAM DỤC và LUYẾN ÁI, thoát ly luyến ái để vãng sinh nơi đâu đó, tùy theo sở nguyện.

Nhắc lại ý nghĩa cầu an phần trước, nếu hiện đời thoát ly được tham luyến thì an lạc, sau khi chết do nhân tố dứt trừ luyến tham, thần thức (linh hồn) chắc chắn sẽ siêu rỗi (vượt ra). Rồi cũng do nhân tố hiện đời niệm Phật thì thần thức được vãng sinh Tịnh Độ, tu Thập thiện được vãng sinh lên cõi Trời hưởng phước báu v.v... Không còn sinh tử luân hồi khổ đau nữa.

Tóm lại, hiện sống cầu an và cũng là cầu siêu cho chính mình rồi đó.

Nếu hiện đời chất chứa lòng tham tài, sắc, danh, thực, thùy, khởi tâm luyến ái không xả ly được. Do luyến ái, ôm ấp, giữ gìn, nhớ nhung... ghi vào Tàng thức (A Lại Da Thức) kết thành nghiệp. Nghiệp nó có sức hút (mạnh) lôi dẫn thần thức đi vào hướng đó (nghiệp lực).
 
Trong cảnh sách dạy: “Hóc xuyên tước phi thức tâm tùy nghiệp”, nghiệp nó tùy thuộc nơi tâm, tâm hướng đâu nghiệp theo đó, như hướng bay của chim vậy. Có câu chuyện kể rằng:

Thuở đức Phật còn tại thế, có gia đình ông Phú trưởng giả nọ, rất mực cung kính cúng dường Phật. Thường ngày đi khất thực, Phật đi ngang qua nhà ông Phú trưởng giả. Ông ta sắm sửa thức ăn sẵn, chờ Phật đi ngang qua, Ông ra cung đón Phật vào để cúng dường. 

Một hôm, Phật đi khất thực gần đến nhà, mà những người nấu bếp loay hoay chưa xong, ông trưởng giả phải xuống bếp để thúc hối. Lúc ấy, đức Phật đã đi đến trước cổng nhà, ông không kịp ra cung đón Phật, có con chó rất mực cưng yêu của ông trưởng giả, nó chạy ra vồ sủa đức Phật.  Lúc bấy giờ, Phật dùng chánh định quán biết con chó và Phật dùng Phạm âm thuyết pháp cho con chó nghe, sau khi nghe xong, nó liền riu ríu đi thẳng vô nhà, đến chỗ bàn thờ nằm đó, mà nước mắt con chó chảy ròng ròng. 

Khi ông trưởng giả dâng cúng cho Phật rồi, ông liền bạch Phật: “Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay vì bận việc thúc hối bọn người nấu bếp nên không kịp ra cung đón đức Thế Tôn, lúc đó con chó của con nó ra vồ sủa, xong đức Thế Tôn dạy gì với nó mà bây giờ nó buồn hiu nằm nơi giường thờ mà hai hàng nước mắt rưng rưng? Ngưỡng bạch đức Thế Tôn chỉ dạy cho con được biết. 

Phật mỉm cười và nói rằng: “Này ông trưởng giả, con chó ban nãy đâu phải ai xa lạ, chính là cha ruột của ông, lúc sinh tiền cha ông tu rất nhiều công đức. Lẽ ra, sau khi chết, thần thức sẽ sinh lên cõi Trời, để hưởng phước báu. Nhưng lúc cha ông hấp hối quá nhanh, không kịp trối lại cho ông. Số là cha ông lúc sinh thời có chôn cất một lu vàng nơi đít giường thờ. Do đó thần thức sắp rời khỏi xác lưu luyến lu vàng mà phải nhập thai vào con chó. 

Từ ngày ông nuôi con chó này, ông rất mực cưng yêu và con chó không chịu ngủ ở đâu hết, chỉ nằm nơi giường thờ. Vậy ông phải mau sai người đào lên trước mặt con chó, để cha ông an lòng mà thác sinh nơi Thiên giới. Ông trưởng giả vâng lời làm y như vậy, quả nhiên lấy được lu vàng và 7 ngày sau con chó tự nhiên chết. Ông trưởng giả đến tịnh xá trình lên Phật. Phật nói nay cha ông thoát khỏi kiếp chó, sinh về cõi Trời rồi đấy.

Câu chuyện trên cho thấy tâm lưu luyến có hại vô cùng. Lúc sinh tiền luyến ái con cái, sau khi chết, nghiệp thức cũng lẩn quẩn bên con cái, hoặc làm con của con mình, hoặc làm chó, làm mèo để gần gũi bên con. Cho đến nhà cửa, sự sản, chồng vợ v.v... Cũng thế, quan trọng trong lúc sinh tiền chớ nên tham và luyến, sau khi xả báu thân này chắc chắn siêu thoát, khỏi phải nhờ con cháu đi cầu siêu. Hiểu được vậy ta hãy tự siêu đi, không ai siêu tiếp cho ta được.

Và cũng nói thêm:

1. Nghiệp chướng của chúng sinh vô lượng kiếp đến nay xâu kết tham luyến rất nặng nề. Hôm nay mới hiểu đạo, nên phát tâm xả bỏ nghiệp tham luyến trong một đời, chưa hẳn đã dứt hết. Tuy nhiên, nhờ có ý thức xả ly và tập tành xả ly. Nếu trong lúc chết, nghiệp tham luyến nhiều kiếp nó có dấy khởi lên ngăn che chánh niệm (chướng). Trong lúc đó, nếu có chư tăng đến khai thị hoặc con cháu nhắc nhở, thì thần thức nghe qua và thức tỉnh lại, dẹp bỏ cấu trần luyến nhiễm, hướng tâm niệm Phật cũng được siêu thoát. Nhưng nhớ rằng phải tập tu hiện đời cho thuần quen đi đó là tự lực siêu độ.

2. Theo trong kinh Địa Tạng, đức Phật dạy: “Người quá cố linh hồn đọa lạc nơi chốn u đồ, khổ đau không kể xiết, linh hồn luôn luôn hướng về thân nhân con cái, họ rất mong con cái tu tạo phước đức để hồi hướng, thì người chết kia có được một phần nhẹ nhàng.

Trên đây, ví dụ như cái radio lúc nào cũng mở sẵn. Bấy giờ con cháu thân nhân hiện tại nên quy y Tam Bảo, trai tăng, cúng dường, bố thí, phóng sinh, tu tạo nhiều phước đức. Nhờ lòng thành kính đó cộng với đức lực thanh tịnh của chư tăng và bao nhiêu nhân lành thảy đều hồi hướng về cho thân nhân quá cố. Thì linh hồn người quá cố kia sẽ nương nhờ công đức mà quy y Tam Bảo, cải ác tùng thiện sẽ được siêu sinh thoát hóa. Đây ví dụ như đài truyền thanh phát sóng lên, radio kia sẽ tiếp nhận ngay.

Với ý nghĩa cầu an, cầu siêu cho ta thấy tinh thần đạo Phật chú trọng vào định thuyết Nhân -  Quả. Đức Phật đã chứng đắc chân lý Nhân - Quả đó, Ngài chỉ dạy cho chúng sinh thấy được Nhân - Quả để chuyển đổi nhân thiện sẽ gặt quả lành, nhân ác sẽ gặt quả dữ. Tự chúng sinh gieo nhân nào gặt quả ấy. Phật, Thánh không thể nhúng tay mà hoán cải được. An hay bất an, siêu hay chẳng siêu cũng thế!

Tóm lại

Nguyên nhân do tâm THAM và LUYẾN, ý theo đó ĐIÊN ĐẢO vọng tưởng làm cho thân tâm không an. Vậy cầu an có nghĩa là cắt đứt lòng tham luyến, không cho tâm điên đảo, mơ mộng, khi đó đã an ổn và cũng từ cái nhân hiện đời thân tâm an ổn. Sau khi chết chắc chắn sẽ được siêu thoát ra khỏi cái vòng tham luyến, tâm lúc bấy giờ an trụ trong chính niệm thì phải giải thoát thôi.

Thích Nhật Quang (Chùa Long Phước, Lấp Vò, Đồng Tháp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm