Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 26/07/2020, 11:39 AM

Ý nghĩa danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát - danh xưng Ngài xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể biến ảo, đa năng. Nghĩa là có thể dùng tai để “nghe” thấy hình ảnh, dùng mắt để “thấy” nghe âm thanh, lưỡi có thể nếm ngửi được mùi,…

Làm sống động tinh thần Quán Thế Âm Bồ Tát

Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: Vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” nghe tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng Phật giáo Đại thừa đã nâng Ngài lên tầm quan trọng, càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.

Quan hay Quán Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại… Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là ngài Bồ Tát có thể lắng nghe được tất cả nỗi đau khổ kêu than của thế nhân, quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Điều này chỉ có được ở những vị Bồ Tát phát nguyện thậm thâm.

Quan hay Quán Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại…

Quan hay Quán Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại…

Những lợi ích khi niệm Quán Thế Âm Bồ tát

Thực ra, “Avalokiteśvara” không phải là nữ thần, mà là một vị Bồ Tát. Tên phiên âm của Ngài sang tiếng Hán (đọc theo âm Hán Việt) là “A bà lô kiết đê xá bà la”. Còn mỹ danh đầy đủ của ngài bằng tiếng Hán là “Đại từ, đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” (vị Bồ Tát đại từ, đại bi cứu khổ cứu nạn nghe thấu tiếng kêu khổ não của chúng sinh). Mỹ danh này thường được gọi tắt là Quán Thế Âm; đến đời Đường vì kiêng húy của Đường Thái Tông là (Lý) Thế Dân nên bỏ chữ “thế” mà gọi thành Quán Âm, thường đọc trại thành Quan Âm. (Vì vậy trong bài này lúc dùng chữ Quan hay chữ Quán cũng không sai) Y cứ vào trong “Phật học từ điển” của Đoàn Trung Còn cho biết như sau: “Quán Âm là một vị đại Bồ Tát trong Phật giáo Đại thừa (q.II, tr.679). Hễ ai thờ ngài, ắt được các sự phúc đức; ai cầu nguyện và niệm tưởng ngài thì được sức lành của ngài chở che và cứu trợ trong các nạn nguy (…). Vì lòng từ bi cứu khổ, cứu nạn cho các chúng sinh và vì sự tuyên truyền Phật pháp, ngài tùy tiện mà hiện thân, khi làm Phật, khi làm Bồ Tát, khi làm Duyên giác, khi làm Thanh văn, khi làm tiên, khi làm quỷ, thần, khi làm quốc vương hoặc đại thần, trưởng giả, tỳ kheo, tỳ kheo ni, cư sĩ thiện nam tín nữ. Và ngài cũng mang thân phụ nữ (chúng tôi nhấn mạnh) mà độ chúng sinh nữa” (q.II, tr.685-686).

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thiết lập tâm đại từ, đại bi để thực hiện đại thệ nguyện độ sinh của Ngài.

Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là ngài Bồ Tát có thể lắng nghe được tất cả nỗi đau khổ kêu than của thế nhân, quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Điều này chỉ có được ở những vị Bồ Tát phát nguyện thậm thâm.

Quán Thế Âm Bồ Tát nghĩa là ngài Bồ Tát có thể lắng nghe được tất cả nỗi đau khổ kêu than của thế nhân, quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Điều này chỉ có được ở những vị Bồ Tát phát nguyện thậm thâm.

51 lá thư gửi mẹ hiền Quán Thế Âm Bồ Tát

Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Tiền thân đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp tòa, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi. Ngày nay, đức Thích Ca thành Phật, thì Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại: “Một đức Phật ra đời thì hàng ngàn đức Phật phù trì”.

Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! con nhớ vô lượng ức kiếp trước có đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai” Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sinh nên nói ra môn Đại Bi Tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoađầu con mà bảo: “Thiện Nam Tử! Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sinh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn.” Lúc đó con mới ở ngôi Sơ Địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại Bát Địa”1.

Còn trong Mật tông thì theo Kinh Đại Bản Như Ý nói có 8 vị đại Quán Âm là:

1. Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.

2. Bạch Y Tự Tại.

3. Cát La Sát Nữ.

4. Tứ Diện Quán Âm.

5. Mã Đầu La Sát.

6. Tỳ Cầu Chi.

7. Đại Thế Chí.

8. Đà La Quán Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si.

Bồ Tát Quán Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si.

Quán Thế Âm Bồ Tát là huynh đệ của chúng ta

Ngoài danh hiệu Quán Thế Âm ra, Bồ Tát còn có danh hiệu khác là Quán Tự Tại, danh hiệu Quán Thế Âm nói nhiều về công hạnh, đức từ bi của Bồ Tát. Nói đến Quán Thế Âm là đề cập đến vị Bồ Tát thường quan sát, lắng nghe tiếng gọi của chúng sinh, lắng nghe âm thanh của cõi thế gian để ban vui cứu khổ.

Còn danh hiệu Quán Tự Tại nói nhiều về năng lực, trí tuệ giải thoát, tâm vô quải ngại của Bồ Tát. Khi nói đến Bồ Tát Quán Tự Tại là nói đến vị Bồ Tát có trí huệ thâm sâu, tự tại giải thoát, không còn bị bất cứ điều gì ràng buộc, chi phối, không còn chìm đắm trong biển sinh tử, không còn phiền não khổ đau; là vị BồTát có khả năng làm chủ các pháp, đến đi vô ngại trong cõi Ta bà để làm lợi ích cho chúng sinh.

> Xem thêm video: "Tự tại trước khen chê":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm