Thứ năm, 08/08/2019, 06:16 AM

10 phẩm hạnh khi tham gia khóa thiền Vipassana

Vipassana – nghĩa là thấy sự việc đúng như thật – là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát.

Vipassana – nghĩa là thấy sự việc đúng như thật – là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Truyền thống thiền này được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2500 năm và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại – một Nghệ thuật sống. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát.

Sau đây là 10 điều, hay còn gọi là 10 phẩm hạnh (pāramī) mà bạn sẽ được rèn luyện khi tham gia khoá thiền.

1. Nekkhamma – Sự từ bỏ: Ngoài việc tạm thời từ bỏ cuộc sống thường ngày (công việc, người thân…), cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài để tham gia khoá thiền trong 10 ngày, sự từ bỏ lớn hơn ở đây là từ bỏ sự sở hữu vật chất và tự ngã của mình. Khi tham gia khoá thiền, bạn không phải đóng bất cứ khoản phí nào, tất cả những gì bạn được nhận là do người khác có lòng tốt đóng góp và bỏ công giúp bạn, vì thế bạn học cách hài lòng với những gì mình có.

2. Sīla – Đạo đức: Trong 10 ngày diễn ra khoá thiền, bạn giữ đủ 5 giới của Đạo Phật, (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng chất kích thích). Đặc biệt vì phải im lặng suốt khoá thiền, bạn không gây ‘khẩu nghiệp’. Bạn không dùng lời nói để lừa gạt, gây tổn thương cho người khác, hay khoe khoang… Đơn giản với 10 ngày lắng nghe những gì diễn ra bên trong bản thân thực sự là một phúc lành.

khóa thiền 10 ngày Vipassana

khóa thiền 10 ngày Vipassana

3. Viriya – Nỗ lực: Bình thường chúng ta nỗ lực để sinh tồn, ở khoá thiền, chúng ta nỗ lực để đạt sự thanh tịnh.

4. Khanti – Sự cảm thông: Ở trong một khoá thiền cùng gần 100 người khác, đến từ những nơi khác nhau, văn hoá khác nhau, lại không được giao tiếp khiến cho sự phiền hà là không thể tránh khỏi. Vì thế hãy biết cảm thông với những người xung quanh. Kết thúc khoá thiền bạn sẽ thực sự nhận được giá trị.

5. Sacca – Sự chân thật: Đây không chỉ là sự chân thật bề ngoài, bình thường chúng ta vẫn nghĩ mình sống thật, nhưng thực ra nó là hệ quả của những đánh giá, định kiến, của những quy tắc, sự nuôi dạy và cả những tổn thương. Bản ngã của chúng ta đơn giản là lớp mặt nạ, là cơ chế phòng thủ và là chiến lược sinh tồn. Ở đây, bạn quay vào sự thật bản chất nhất – cảm giác. Lúc thiền bạn quan sát các cảm giác bên trong mình, từ thô trược đến vi tế nhất, và vì thế bạn chân thực ở phút giây hiện tại.

6. Adhiṭṭhāna – Sự quyết tâm: Quyết tâm hoàn thành 10 ngày của khoá thiền, quyết tâm không phạm luật, và đặc biệt là những giờ thiền Adhiṭṭhāna – quyết tâm không thay đổi tư thế trong suốt 1 tiếng đồng hồ. Đó là sự rèn luyện mà kết quả sẽ thay đổi mọi thứ bạn làm trong đời, vì bạn có sự quyết tâm.

Khi nhìn vào bên trong chính mình bạn học cách bình thản

Khi nhìn vào bên trong chính mình bạn học cách bình thản

7. Paññā – Trí tuệ: Bình thường chúng ta tiếp nhận kiến thức từ sách vở, từ những người thầy, từ sự quan sát thế giới bên ngoài. Nhưng trong khoá thiền, bạn chạm tới trí tuệ có từ bên trong chính mình, bạn khai mở chính mình trong quá trình thực hành minh sát.

8. Upekkhā – Sự bình thản: Khi nhìn vào bên trong chính mình, bạn nhận ra tâm trí mình vốn điên loạn thế nào, cơ thể đầy những tắc nghẽn ra sao, bạn đối mặt với những điều bạn vốn trốn tránh trong nội tâm của mình, bạn nhìn lại cuộc đời thăng trầm, nhớ lại những đau đớn, tổn thương… và bạn học cách bình thản.

9. Mettā – Tâm từ: Thương được mình rồi thì bạn mới có thể thương được người khác. Bạn lan toả những rung động đẹp đẽ từ tình yêu và lòng biết ơn chỉ khi nó đã có ở bên trong bạn, đây là tình thương chân thực, vô điều kiện.

10. Dāna – Lòng hảo tâm: Sau khoá thiền, bạn đóng góp để những thiền sinh đến sau bạn tiếp tục nhận được lợi lạc, có thể bằng tiền, bằng sự phục vụ, hoặc giới thiệu những người khác biết đến Vipassana.

Vipassana là một trải nghiệm đổi đời mà bất cứ ai cũng nên một lần tham gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm