12 bộ kinh gồm những kinh gì?
Nhiều Phật tử có câu hỏi thắc mắc rằng 12 bộ kinh (thập nhị bộ kinh) là những kinh gì?
Nếu dựa trên phạm vi vĩ mô thì giáo lý mà Phật nói trong 49 năm được chia thành 3 tạng kinh điển là:
1) Kinh tạng
2) Luật tạng
3) Luận tạng
Nếu dựa theo thời gian thuyết pháp thì giáo lý Phật nói được chia thành 5 thời, gọi là "Ngũ thời giáo":
1) Thời Hoa Nghiêm
2) Thời A Hàm
3) Thời Phương Đẳng
4) Thời Bát Nhã
5) Thời Pháp Hoa, Niết Bàn
Nếu dựa theo cấp độ cao thấp về ý nghĩa thì giáo lý Phật nói được chia thành 5 cấp độ, gọi là "Ngũ thừa". Mỗi "thừa" phù hợp với một tầng lớp căn cơ từ thấp đến cao:
1) Nhân thừa
2) Thiên thừa
3) Thanh Văn thừa
4) Duyên Giác thừa
5) Bồ tát thừa, Đại thừa hay Phật thừa
Nếu dựa theo phạm vi ý nghĩa chi tiết của kinh điển thì giáo lý Phật giáo được chia thành 12 chủng loại, gọi là "Thập nhị bộ kinh".
1) Kinh (Khế kinh): những bài kinh chính căn bản Phật nói bằng văn xuôi, ngắn gọn, súc tích, khế cơ và khế lý tức là những lời Phật dạy khế hợp với chân lý với từng căn cơ của chúng sinh.
2) Trùng tụng (Ứng tụng): những bài kinh hoặc kệ tụng được đức Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần để các đệ tử ngài thuộc lòng.
3) Thụ ký: kinh Phật thụ ký, chứng nhận quả vị cho những đệ tử và những việc xảy ra về sau.
4) Ký chú (Phúng tụng): những bài kinh thuộc thể thơ ca không diễn xuôi
5) Tự thuyết (Tán thán): bài pháp Phật thuyết không cần sự thưa thỉnh
6) Nhân duyên (Quảng thuyết): kinh nói về nhân duyên pháp hội, nhân duyên của nhân sinh và vũ trụ.
7) Thí dụ (Diễn thuyết giải ngộ): kinh Phật dùng thí dụ để giảng thuyết những giáo lý cao thâm cho dễ hiểu.
8) Bản sự kinh (Như thị pháp hiện): kinh Phật nói “tu nhân, chứng quả” của hàng đệ tử trong quá khứ và vị lai.
9) Bản sinh kinh: kinh Phật nói về tiền thân của Phật và hàng Bồ tát dẫn đến câu chuyện của đời hiện tại, sự liên hệ giữa tiền kiếp và hậu kiếp…
10) Phương quảng (Phương đẳng): kinh điển đại thừa, nói về pháp tu rốt ráo
11) Hy pháp (Vị tằng hữu): kinh Phật nói về thần lực của Phật và hàng thánh đệ tử, nói về cảnh giới vi diệu của quả tu.
12) Nghị luận (Cận sự thỉnh vấn): kinh vấn đáp, biện luận giữa Phật và hàng đệ tử hoặc giữa các hàng đệ tử với nhau để lý giải rốt ráo chính tà…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu ba loại nhân, nhất định cảm được ba loại quả báo
Kiến thức 09:00 15/11/2024Trước lúc thiên tai chưa xảy ra, nên cố gắng tu nhân, như vậy mới là hành động đúng đắn nhất. Nên giữ tâm cho tốt, làm việc tốt, nói lời hay, làm người tốt. Như vậy nhất định có quả báo tốt đẹp.
Chuyển đổi số phận
Kiến thức 08:30 15/11/2024Đại sư Vân Cốc bảo: Những người không có ý chí, không chịu sửa đổi, chẳng biết tu tâm, làm phúc, lại gây nhân xấu thì bị số mạng cột chặt không thể thoát ra. Nếu ông quyết chí, ta dạy ông phép cải đổi số mệnh, chuyển xấu thành tốt, hưởng phú quý muôn đời, nếu cầu giải thoát, sẽ thành tựu giác ngộ.
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Kiến thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Kiến thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Xem thêm