Thứ, 20/01/2020, 11:12 AM

150 tượng Phật cổ ở Afghanistan sẽ được phục hồi

Các nhà nghiên cứu từ Viện Đông phương của trường Đại học Chicago Hoa Kỳ đang làm việc với các nhà bảo tồn từ Bảo tàng Quốc gia Afghanistan để sửa chữa một số mô tả hình thể đầu tiên của Đức Phật, vốn bị phá hủy vào năm 2001 khi Taliban đập vỡ tan tành các bức tượng tôn giáo tại bảo tàng này.

> Tin tức Phật giáo mới nhất 

Các tượng Phật được ghép từ hơn 7,500 mảnh vỡ tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan Photos: uchicago.edu

Các tượng Phật được ghép từ hơn 7,500 mảnh vỡ tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan Photos: uchicago.edu

Được đài thọ bởi các khoản tài trợ từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở thủ đô Kabul của Afghanistan, nhóm nghiên cứu đang cẩn thận ghép lại các bức tượng từ hơn 7,500 mảnh vỡ đã được lưu giữ trong các rương ở tầng hầm của bảo tàng sau sự tàn phá của Taliban.

Bài liên quan

Nhiều bức tượng đến từ địa điểm khảo cổ Phật giáo-cổ Hy Lạp Hadda ở Afghanistan. Hadda có niên đại từ vùng Gandhara cổ xưa, là một nút chính của Con đường Tơ lụa nối liền Ấn Độ, Trung Hoa với thế giới Hy Lạp và Ba Tư. Số tượng này có niên đại từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên, bao gồm các tác phẩm điêu khắc đứng cũng như các nhóm tượng có kích thước từ 2 m đến chỉ vài cm.(Buddhistdoor Global – January 10, 2020).

Nhiều trong số các tượng này có nguồn gốc từ Hadda (Afghanistan), một địa điểm khảo cổ Phật giáo thời Hy Lạp từ vùng đất Gandhara cổ xưa - đây là nút đánh dấu cơ bản của Con đường tơ lụa kết nối Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp và các quốc gia Ba Tư.

Các tượng Phật được ghép từ hơn 7,500 mảnh vỡ tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan Photos: uchicago.edu

Các tượng Phật được ghép từ hơn 7,500 mảnh vỡ tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan Photos: uchicago.edu

Bài liên quan

Các tượng này có lịch sử từ thế kỷ thứ 1 - 6 Tây lịch, là nhiều tượng điêu khắc đứng cũng như để bàn với nhiều kích cỡ khác nhau, cao từ vài cm cho đến 2 m.

Alejandro Gallego López, giám đốc Viện Đông phương học Afghanistan tin tưởng rằng các ghi chép này sẽ cho phép họ tái phục hồi được 150 tượng.

“Đây là công việc khá hào hứng, đặc biệt khi bạn có thể ghép nhiều mảnh rời lại với nhau. Di sản văn hóa giàu có này thuộc về người dân Afghanistan.

Mục đích của công trình này không chỉ “trả lại” các tượng nguyên bản cho Afghanistan mà còn đảm bảo rằng các thành viên của thư viện được huấn luyện để phân loại và bảo tồn của quý quốc gia” - chuyên gia nói thêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm