Thứ ba, 10/12/2019, 15:23 PM

Hội thảo khoa học quốc tế về Phật giáo Việt Nam tại Lào

Ngày 9/12, tại thủ đô Vientiane đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Phật giáo Việt Nam tại Lào: Lịch sử, thực trạng và định hướng phát triển.”

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Sự kiện do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào và Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.

HT.Thích Thiện Pháp, HT.Thích Thanh Nhiễu, đồng Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS cùng chư tôn giáo phẩm lãnh đạo HĐTS đã quang lâm chứng minh và chủ trì hội thảo với sự tham dự của chư tôn đức lãnh đạo Liên minh Phật giáo Lào; quan chức lãnh đạo cơ quan quản lý tôn giáo nhà nước Lào; Viện xã hội học (Viện KHXH Quốc gia Lào), Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH VN); các nhà nghiên cứu, quý học giả, trí thức Việt Nam và Lào, Phật tử và cộng đồng người Việt tại Lào.

tin tuc Phat giao moi nhat 1

Theo TT.Thích Đức Thiện, Phật giáo Việt Nam tại Lào đã xây dựng được 14 ngôi chùa Việt tập trung ở nhiều thành phố như Viêng Chăn, Savanakhet, Khammuon, Champasak, Luangphrabang - đây không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo, đáp ứng nhu cầu chia sẻ cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam, mà còn là nơi giao lưu, gặp gỡ, gắn kết với Phật giáo Lào nhằm xây dựng đoàn kết tôn giáo, xây dựng tình hữu nghị anh em, tạo nên mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, tôn trọng và chia sẻ giữa hai nước.

TT.Thích Đức Thiện – Trưởng Ban tổ chức Hội thảo, phát biểu khai mạc. Ảnh: Phật sự Online

TT.Thích Đức Thiện – Trưởng Ban tổ chức Hội thảo, phát biểu khai mạc. Ảnh: Phật sự Online

“Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam tại Lào luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Liên minh Phật giáo Lào và nhân dân Lào, một trong những biểu hiện đó chính là Liên minh Phật giáo Lào đã ký quyết định thành lập Ban điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào nhằm góp phần đảm bảo tốt hơn nhu cầu sinh hoạt Phật giáo của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Lào, tăng cường sự gắn kết giữa Phật giáo Việt Nam tại Lào với Liên minh Phật giáo Lào. Có thể nói đây là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển Phật giáo Việt Nam tại Lào”, TT.Thích Đức Thiện nhấn mạnh trong phát biểu khai mạc.

Riêng với Phật giáo Việt Nam tại Lào, TT.Thích Đức Thiện cho rằng đây là một bộ phận quan trọng của GHPGVN. Giáo hội luôn quan tâm, chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện để cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Lào đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, tăng cường giao lưu, hội nhập với văn hóa Lào, là cầu nối giữa Phật giáo Việt Nam và Liên minh Phật giáo Lào, cũng như thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào.

Đại biểu tham dự Hội thảo tại Viện Khoa Học, Thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: Phật sự Online

Đại biểu tham dự Hội thảo tại Viện Khoa Học, Thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: Phật sự Online

Qua hội thảo này, TT.Thích Đức Thiện hy vọng Phật giáo Việt Nam tại Lào sẽ nhận được sự quan tâm nhiều hơn của các cấp, các ngành Việt Nam và Lào, Liên minh Phật giáo Lào, cũng như của cộng đồng Việt kiều và nhân dân Lào để vượt qua được những khó khăn, khắc phục được những hạn chế, phát huy hơn nữa vai trò, giá trị trong xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam và Lào, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào.

Phát biểu chào mừng hội thảo, TT.Khamma Panyavichit, Chánh Văn phòng T.Ư Liên minh Phật giáo Lào đã sơ lược lại lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo tại Lào. Qua đó, Thượng tọa cũng nêu lên sự giao thoa, kết nối của Phật giáo hai nước thông qua sự hiện diện của cộng đồng người Việt trên đất nước Lào. Đánh giá cao sáng kiến tổ chức hội thảo, TT.Khamma Panyavichit cho rằng đây là cơ hội để làm tăng thêm tình hữu nghị giữa Phật giáo và nhân dân hai nước.

Theo đó, hội thảo nhằm làm rõ sự hình thành, phát triển, hiện trạng của Phật giáo Việt Nam tại Lào, những đóng góp của Phật giáo Việt Nam tại Lào đối với cộng đồng người Việt sinh sống tại Lào cũng như đối với việc xây dựng, phát triển đất nước Lào, củng cố phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào. Hội thảo lần này nghiên cứu sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Lào, từ đó định hướng cho quan hệ hữu nghị giữa Phật giáo hai nước.

Hội thảo còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, nhu cầu tu học của đồng bào ta ở hải ngoại. Đây cũng là dịp tìm biện pháp giúp đỡ kiều bào ổn định cuộc sống, ổn định được niềm tin vào tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào ta trên đất nước Lào.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 30 bài tham luận từ các vị giáo phẩm, các nhà nghiên cứu tôn giáo, nhà quản lý của 2 nước Lào và Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm