Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/09/2020, 08:02 AM

2 quy tắc vàng rèn đức kiên nhẫn không thể bỏ qua

Kiên nhẫn là đức tính vô cùng cần thiết, là chìa khóa đưa đến thành công của mỗi người. Nhưng để xây dựng đức tính kiên nhẫn không dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0. Vậy làm sao để rèn luyện cho mình đức tính kiên nhẫn?

Tầm quan trọng của đức kiên nhẫn

Đức kiên nhẫn là đức tính rất cần thiết trong con người, gọi là kiên nhẫn và nhẫn nhịn. Nhẫn là nhất tự thiên kim, một chữ nhẫn đáng giá nghìn vàng. Trong tu đạo cũng thế, Phật gọi nhẫn nhục là đệ nhất đạo. Nhẫn nhục, kiên nhẫn là điều rất quý.

Không nhẫn nhục, không kiên nhẫn thì khó thành công. Trên bước đường thành lập sự nghiệp mọi việc không suôn sẻ, đầy chông gai, chướng ngại, khó khăn, gian khổ. Nếu chúng ta không có đức kiên nhẫn thì không thể đến đích được. Cho nên ai muốn thành công, người ấy phải tu đức nhẫn. Đối với người tu Phật, nếu không nhẫn nhục, kiên nhẫn thì không thành tựu đạo quả được.

Thực hành hạnh nhẫn nhục tức là chúng ta tập nhìn theo một cái nhìn trí tuệ, không biên kiến, không chấp mắc vào cái được và không được, thuộc về mình hay của người.

Thực hành hạnh nhẫn nhục tức là chúng ta tập nhìn theo một cái nhìn trí tuệ, không biên kiến, không chấp mắc vào cái được và không được, thuộc về mình hay của người.

Nhẫn nhục đối với thiếu niên, tuổi trẻ

Nhẫn nhục là một phương pháp tu tập rất cần thiết của người Phật tử. Chúng ta dù đứng trước hoàn cảnh thuận hay nghịch, khen hay chê, thành công hay thất bại tâm trí vẫn nên bình tĩnh, không bi quan, không lạc quan trước hoàn cảnh. Đó là phép thực tập chánh niệm để chúng ta đoạn trừ phiền não. Trong cuộc sống đời thường, thực tập hạnh nhẫn nhục sẽ giúp chúng ta tẩy trừ được những nóng giận, tránh được những điều càn dở thiếu suy nghĩ. Nhờ vậy mà tâm trí ta được bình tĩnh, sáng suốt trước những hoàn cảnh đổi thay, trái ngược.

Đức kiên nhẫn hình thành do đâu?

Hai nhân tố hình thành nên đức kiên nhẫn đó là sự nỗ lực rèn sửa bản thân và tác động của ngoại cảnh. Đức nhẫn nhục phải tu mới có. Những bạn được chiều chuộng nhiều, điều gì đến dễ dãi quá thì ít có tính kiên nhẫn. Những bạn sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, không được thỏa mãn ngay các thứ thì thường có tâm kiên nhẫn nhiều hơn.

Cho nên người ta nói rằng khó khăn nhiều khi cũng là một nguồn năng lượng rất quý báu cho mình, khó khăn là cái duyên rất tốt. Nên những bạn sinh ra ở vùng quê, vùng luôn mưa bão, lụt lội, rất gian khổ, nắng nóng thì thường có tính kiên nhẫn nhiều lắm.

Nhẫn nhục là một phương pháp tu tập rất cần thiết của người Phật tử.

Nhẫn nhục là một phương pháp tu tập rất cần thiết của người Phật tử.

Hạnh nhẫn nhục của bậc tướng quân chánh pháp

Cách có được đức kiên nhẫn để thành công trong mọi lĩnh vực

Tư duy về tầm quan trọng của đức tính kiên nhẫn

Việc tư duy, nhận thức được giá trị, lợi ích quý báu của đức tính kiên nhẫn là vô cùng quan trọng. Thứ nhất chúng ta phải tư duy về sự quý báu, giá trị của đức tính kiên nhẫn. Không kiên nhẫn thì khó thành tựu, khó đi đến đích bất kì một công việc nào. Có thể nói rằng, trên đỉnh thành công không có dấu chân những người lười biếng hay không kiên nhẫn, không kiên trì. Các con phải tư duy để thấy đức kiên nhẫn, đức nhẫn nhục thật quý báu, thật quan trọng trong cuộc đời chúng ta.

Nhờ tu theo hạnh nhẫn nhục, ta sẽ không còn bị năm món tài, sắc, danh, thực, thùy của thế gian chi phối.

Nhờ tu theo hạnh nhẫn nhục, ta sẽ không còn bị năm món tài, sắc, danh, thực, thùy của thế gian chi phối.

Thực hành là điều tối cần thiết để xây dựng tính kiên nhẫn

Chúng ta cần bắt tay vào việc thực tập, hôm nay mình xin được tu đức nhẫn nhục, kiên nhẫn. Có ai nói trái tai mình, người ta mắng oan mình, xem mình nhẫn chịu được không? Nếu ta nhẫn, ta vui vẻ được thì dần dần, đức nhẫn trong con sẽ có. Đức nhẫn này vô cùng quý.

Chúng ta cần cố gắng, rèn luyện bản thân hàng ngày, hàng giờ, nhờ vậy dần dần sẽ thành tựu đức nhẫn. Ví như cái cây, không trải qua mưa gió thì khó có thể cứng cáp được. Cũng vậy, để có được đức tính kiên nhẫn, chúng ta nên rèn sửa, thực tập hàng ngày từ những việc nhỏ. Nhờ đó, trước những khó khăn, việc lớn, chúng ta có thể kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu đã đặt ra, và đạt được thành công.

Đức Phật nhẫn nhục chinh phục sự tàn ác

Ta luôn luôn sống trong sự an lạc và tỉnh thức trong những việc thường ngày. Đó chính là lợi ích thiết thực của việc tu tập nhẫn nhục

Ta luôn luôn sống trong sự an lạc và tỉnh thức trong những việc thường ngày. Đó chính là lợi ích thiết thực của việc tu tập nhẫn nhục

Thực hành hạnh nhẫn nhục tức là chúng ta tập nhìn theo một cái nhìn trí tuệ, không biên kiến, không chấp mắc vào cái được và không được, thuộc về mình hay của người. Ta có thể nhìn nhận và cảm thông cho mọi người, khởi lòng từ bi đối với mọi nghịch cảnh mà chúng sinh đang hứng chịu, để rồi ta có thể lấy khổ của người làm cái khổ riêng mình và lấy cái vui của người làm cái vui của mình. Có như thế, ta mới không gây đau khổ cho ai, thương yêu và bình đẳng với tất cả mọi người. Nếu thực hành hạnh nhẫn nhục một cách tinh cần thì ta sẽ chế ngự được những phiền não bộc phát từ trong tâm ý mình.

Nhờ tu theo hạnh nhẫn nhục, ta sẽ không còn bị năm món tài, sắc, danh, thực, thùy của thế gian chi phối. Ta luôn luôn sống trong sự an lạc và tỉnh thức trong những việc thường ngày. Đó chính là lợi ích thiết thực của việc tu tập nhẫn nhục.

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Tu thân theo lời Phật dạy":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm