Not found block 'head_main'
Trang chủ
Media
3.000 bức ảnh về hành trình gần 7.000 km 'săn rác' của nhiếp ảnh gia Hà thành!
Bài liên quan
Việt Hùng chia sẻ dù anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, không sống gần biển nhưng anh có tình yêu lớn với biển cả

Việt Hùng chia sẻ dù anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, không sống gần biển nhưng anh có tình yêu lớn với biển cả

Hơn 3.000 bức ảnh và nhiều thước phim tư liệu về sự ô nhiễm dọc bờ biển đã được Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) ghi lại trên chuyến hành trình đi dọc đường bờ biển từ Bắc đến Nam suốt 1 tháng rưỡi bằng xe máy. Đây là dự án chụp ảnh và quay phim về ô nhiễm môi trường biển di chuyển bằng xe tay ga đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Vốn là một nhiếp ảnh gia, Việt Hùng đã đặt chân đến hầu hết tất cả tỉnh thành ven biển của Tổ quốc. Qua mỗi chuyến đi, anh nhận ra môi trường nói chung và biển Việt Nam nói riêng đang bị tàn phá và ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân cơ bản chính là nhận thức của nhiều người về môi trường biển còn hạn chế. Đặc biệt là vấn nạn rác thải nhựa, ngày ngày cứ hồn nhiên xả thẳng ra bờ biển từ những chợ cá, từ sinh hoạt hàng ngày...

Hơn 3.000 bức ảnh và nhiều thước phim tư liệu về sự ô nhiễm dọc bờ biển đã được Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) ghi lại trên chuyến hành trình đi dọc đường bờ biển từ Bắc đến Nam suốt 1 tháng rưỡi bằng xe máy.

Hơn 3.000 bức ảnh và nhiều thước phim tư liệu về sự ô nhiễm dọc bờ biển đã được Nguyễn Việt Hùng (Hùng Lekima) ghi lại trên chuyến hành trình đi dọc đường bờ biển từ Bắc đến Nam suốt 1 tháng rưỡi bằng xe máy.

Việt Hùng chia sẻ anh muốn góp một phần dù rất nhỏ bé của mình để có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm rác thải nhựa ở môi trường biển. Anh đã quyết định thực hiện hành trình thu thập hình ảnh từ các vùng biển, nhấn mạnh đến: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái chế) rác thải nhựa.

Theo thông tin từ Business Seminar - ReThink Plastic Vietnam ngày 27/12/2018: Bạn ăn cá thường xuyên mỗi bữa ăn, mỗi năm bạn sẽ có 11.500 hạt vi nhựa nhiễm vào người.

Theo thông tin từ Business Seminar - ReThink Plastic Vietnam ngày 27/12/2018: Bạn ăn cá thường xuyên mỗi bữa ăn, mỗi năm bạn sẽ có 11.500 hạt vi nhựa nhiễm vào người.

Một khu rừng cây cạnh biển đã chết, cũng chính là nơi rác thải nhựa mới lộ diện. Khi chúng bị sóng đánh vào bờ đã mắc vào cây không trôi ngược ra biển được nữa. Ảnh chụp tại Nam Định 12/2018.

Một khu rừng cây cạnh biển đã chết, cũng chính là nơi rác thải nhựa mới lộ diện. Khi chúng bị sóng đánh vào bờ đã mắc vào cây không trôi ngược ra biển được nữa. Ảnh chụp tại Nam Định 12/2018.

'Chợ hải sản - nguồn xả rác thải nhựa kinh hoàng.Trên đường đi, lần đầu tiên trong hành trình tôi ngỡ mình đến một nơi không tồn tại trong thực tế khi ở khu chợ thuộc xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), có hàng km rác thải trong đó chủ yếu là nhựa'.

'Chợ hải sản - nguồn xả rác thải nhựa kinh hoàng.Trên đường đi, lần đầu tiên trong hành trình tôi ngỡ mình đến một nơi không tồn tại trong thực tế khi ở khu chợ thuộc xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), có hàng km rác thải trong đó chủ yếu là nhựa'.

Bức ảnh ghi lại ông Nguyễn Lương, người phụ trách lò đốt rác ở đảo Bình Ba (Khánh Hòa) đang dùng chân đẩy rác. Xung quay cây cối chết khô. Ngay phía dưới là bãi tắm và là vịnh nuôi tôm hùm, thuỷ hải sản.

Bức ảnh ghi lại ông Nguyễn Lương, người phụ trách lò đốt rác ở đảo Bình Ba (Khánh Hòa) đang dùng chân đẩy rác. Xung quay cây cối chết khô. Ngay phía dưới là bãi tắm và là vịnh nuôi tôm hùm, thuỷ hải sản.

Tất cả mọi thứ con người ta đều vứt vào rác, thậm chí cả thuốc trừ sâu lẫn những con lợn, con chó, con gà, con vịt vẫn còn sống nhưng bị dịch bệnh đang chờ chết...

Tất cả mọi thứ con người ta đều vứt vào rác, thậm chí cả thuốc trừ sâu lẫn những con lợn, con chó, con gà, con vịt vẫn còn sống nhưng bị dịch bệnh đang chờ chết...

Ở những nơi không có thùng rác, người dân hàng ngày vẫn thản nhiên đổ thẳng rác ra biển.

Ở những nơi không có thùng rác, người dân hàng ngày vẫn thản nhiên đổ thẳng rác ra biển.

Người dân phơi hải sản ngay trên đống rác...

Người dân phơi hải sản ngay trên đống rác...

Dù có biển 'Cấm đổ rác' nhưng nơi này vẫn có vô số loại rác trôi nổi, thậm chí, người dân còn đi vệ sinh tại đây luôn.

Dù có biển 'Cấm đổ rác' nhưng nơi này vẫn có vô số loại rác trôi nổi, thậm chí, người dân còn đi vệ sinh tại đây luôn.

Cảng cá Lạch Bạng nằm giữa hai xã Hải Bình và Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) ô nhiễm nặng.

Cảng cá Lạch Bạng nằm giữa hai xã Hải Bình và Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) ô nhiễm nặng.

Hình ảnh người phụ nữ bới rác tìm đồ đem bán và phân loại rác thải tại nguồn.

Hình ảnh người phụ nữ bới rác tìm đồ đem bán và phân loại rác thải tại nguồn.

Hình ảnh cụ bà giặt túi nilon để sử dụng lại - hành động nhỏ nhưng thiết thực và đầy ý nghĩa với môi trường.

Hình ảnh cụ bà giặt túi nilon để sử dụng lại - hành động nhỏ nhưng thiết thực và đầy ý nghĩa với môi trường.

Túi nilon và rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi.

Túi nilon và rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi.

Con kênh ngày nào đã thành kênh rác, xung quanh là nhiều hộ dân sinh sống. Những đứa trẻ vẫn vô tư cười đùa trên núi rác...

Con kênh ngày nào đã thành kênh rác, xung quanh là nhiều hộ dân sinh sống. Những đứa trẻ vẫn vô tư cười đùa trên núi rác...

Chợ nổi Cái Răng - những ngôi nhà không có thùng rác. 'Rác á? Tất cả liệng hết xuống sông, ở đây không có thùng rác', đó là câu trả lời từ trẻ con cho tới người lớn khi Việt Hùng phỏng vấn.

Chợ nổi Cái Răng - những ngôi nhà không có thùng rác. 'Rác á? Tất cả liệng hết xuống sông, ở đây không có thùng rác', đó là câu trả lời từ trẻ con cho tới người lớn khi Việt Hùng phỏng vấn.

Nói về ý tưởng thực hiện dự án này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng nói: 

'Đã từng đi hết tất cả các tỉnh thành ven biển của đất nước, mình nhận thấy biển Việt Nam đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng với tốc độ rất nhanh. Nguyên nhân chính là do nhận thức của đa số người dân còn hạn chế. Mình muốn kể một câu chuyện chân thực và đầy thuyết phục bằng chính hình ảnh với mong muốn rằng các bức ảnh này sẽ thay đổi nhận thức không chỉ của người dân mà còn tác động đến suy nghĩ của các cấp quản lý của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này'.

 Anh cho biết nghĩ thì mất 1 năm nhưng bắt tay vào lên kế hoạch và chuẩn bị mất khoảng 6 tháng. Tháng 8/2018, anh bắt đầu cuộc hành trình, xuất phát từ Hà Nội. 'Từ tháng đầu tháng 8 - tháng 9, mình đi từ Thủ đô tới Ninh Bình và từ đó bám theo đường bờ biển vào đất mũi Cà Mau. Sau đó, mình lại bám dọc biển tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia rồi quay lại TP. HCM và gửi xe đi máy bay trở ra Hà Nội. Trong tháng 12/2018, mình đi tiếp từ Hà Nội xuống Nam Định và dọc biển của 3 tỉnh thành còn lại là Thái Bình, Hải Phòng (qua đảo Cát Bà) và Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ - địa đầu Tổ quốc'.

Đồ đạc của anh chỉ có một chiếc xe máy đèo sau 3 chiếc thùng đựng máy ảnh và các vật dụng cá nhân. 'Ngày đầu gặp chút lo lắng khi gặp một số vụ tai nạn giao thông trên đường nhưng nhận ra rằng số ngày con người được sống trên đời không phải được đếm bằng thời gian trôi qua mỗi ngày, thì bỗng có động lực thật lớn lao'.

Sau mỗi tấm ảnh là một câu chuyện đầy ám ảnh về rác thải nhựa. Từ những người công nhân gom rác, lương vỏn vẹn 2 triệu đồng mỗi tháng, làm ở lò rác độc hại thì được 4 triệu, những nỗi khổ trong nghề mà khó ai thấu... hay đến những rừng cây chắn sóng, bị chết lụi vì rác thải nhựa...

Anh cho biết, khi chụp những tấm ảnh người dân đổ rác hay những nơi không có hố rác, nhiều khi anh phải chụp lén, cũng nhiều người tỏ vẻ khó chịu, nhưng không ít người vẫn hồn nhiên 'cười tít mắt' khi nhìn thấy ống kính...

Việt Hùng tâm sự rằng, sau chuyến đi này mới thấy thấm thía nhiều hơn về thực tại môi trường biển. Anh mong muốn được sống cùng người dân và hiểu họ hơn, chụp thêm được nhiều tác phẩm mamg tính đời thường.

'Tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ thật khó quên. Tôi nhớ những người dân dẫn tôi đến những quán ăn ngon, chọn giúp nhà nghỉ hay thậm chí trả hộ tiền phà và mời về nhà nghỉ ngơi', anh kể.

'Tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ thật khó quên. Tôi nhớ những người dân dẫn tôi đến những quán ăn ngon, chọn giúp nhà nghỉ hay thậm chí trả hộ tiền phà và mời về nhà nghỉ ngơi', anh kể.

Khi được hỏi về dự định trong năm nay, Việt Hùng chia sẻ: 'Năm nay mình dự kiến đến vài địa điểm ở lâu cùng người dân hơn, một số hòn đảo hay một số làng chài ở Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Kiên Giang... Đồng thời, cũng sẽ tham gia các sự kiện trong đó có triển lãm ảnh góp phần truyền cảm hứng tới các bạn học sinh, sinh viên 28 tỉnh thành ven biển, vì tuổi trẻ là tương lai và giáo dục là cái gốc bền vững của vấn đề'.

Có thể, với nhiều người, chuyến đi của anh chỉ là hạt muối bỏ biển bao la, nhưng đằng sau đó là biết bao nỗi niềm và trăn trở của một công dân, khát khao được cống hiến phần nhỏ bé của mình, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển, hạn chế rác thải nhựa ra môi trường. Bởi bảo vệ đại dương, sông ngòi... cũng chính là bảo vệ sự sống và bảo vệ giống nòi cho chúng ta!

3.000 bức ảnh về hành trình gần 7.000 km 'săn rác' của nhiếp ảnh gia Hà thành!

Thứ tư, 13/02/2019, 09:17 AM - TH

Câu chuyện về một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, một mình rong ruổi gần 7.000 km trên xe máy qua 28 tỉnh thành ven biển từ Bắc đến Nam để ghi lại tình trạng rác thải nhựa, đã và đang gây được sự chú ý và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Bình luận

Ảnh mới nhất

Not found block 'docnhieu'
Not found block 'fanpage'