Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 30/05/2020, 08:35 AM

32 bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm từ Bắc đến Nam

32 hình ảnh trên, dù có khác nhau về hình thức tôn thờ, chất liệu tạo tác, nhưng đều thể hiện điểm chung nhất là tâm nguyện từ bi, cứu khổ; hạnh nguyện kiên nhẫn, lắng nghe của vị Bồ tát thân thiết, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Công hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm

1. Chùa Một Cột

Chùa có tên là Diên Hựu Tự, tọa lạc ở phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Chùa có Đài Liên Hoa thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Đài Liên Hoa ngày nay được xây dựng vào năm 1955.

Ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm trong Đài Liên Hoa.

Ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm trong Đài Liên Hoa.

2. Chùa Bằng

Chùa có tên là Linh Tiên Tự, tọa lạc ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, tp.Hà Nội.

Chùa có Quan Âm viên tôn trí 45 pho tượng Quán Thế Âm bằng đá : 1 tượng chính thân, 32 tượng hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 tượng đại nguyện, nói lên tinh thần cứu khổ, ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm với tất cả chúng sinh.

Vườn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Vườn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

3. Chùa Đào Xuyên

Chùa có tên Thánh Ân Tự, tọa lạc ở thôn Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, tp.Hà Nội.

Chùa tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn ngồi trên tòa sen, phía trước có 21 cặp cánh tay trong các tư thế khác nhau, đằng sau có 610 cánh tay nhỏ xếp thành ba lớp xòe ra thành vòng ánh hào quang. Tượng cao 1,32m, kể cả bệ là 2,55m, tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, là tác phẩm nghệ thuật điêu khắc thế kỷ 16. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục ngày 04/05/2006 là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn xưa nhất Việt Nam.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Cảm nhận về Đức Phật Quan Âm và phẩm Phổ môn

4. Chùa Sùng Nghiêm

Chùa thường gọi là chùa Mía, tọa lạc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Tp.Hà Nội.

Chùa có 287 pho tượng cổ. Pho tượng Quan Âm Tống Tử thường gọi là tượng Bà Thị Kính, cao 0,76m, là một tuyệt tác điêu khắc cổ của dân tộc. Tượng diễn tả một phụ nữ thùy mị, hiền hậu ẵm một đứa bé kháu khỉnh với đường nét chạm khắc mềm mại, sinh động đã đi vào ca dao:

Nổi danh chùa Mía làng ta,

Có pho Tống Tử Phật Bà Quan Âm

Chùa đã được xác lập kỷ lục vào ngày 04/05/2006 là nơi lưu giữ nhiều pho tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.

Tượng Quan Âm Tống Tử.

Tượng Quan Âm Tống Tử.

5. Chùa Tây Phương

Chùa có tên là Sùng Phúc Tự, tọa lạc trên núi Tây Phương, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tp.Hà Nội.

Chùa nổi tiếng xưa nay về mặt kiến trúc và hệ thống tượng thờ. Nhiều pho tượng bằng gỗ sơn son thếp vàng của chùa là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc của dân tộc ở các thế kỷ 17, 18 và 19. Pho tượng Quan Âm trăm tay được Tỳ kheo trụ trì Thích Thanh Ngọc cho tạc vào năm 1893 trong đợt trùng tu ngôi chùa.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

6. Chùa Hương

Hương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tp.Hà Nội. Ở đây có nhiều chùa, động nổi tiếng như: chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa Thanh Sơn, động Hương Tích, động Long Vân, động Đại Binh…

Chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích bằng đá xanh liền khối, cao 1,12m, được tạc vào thời Tây Sơn, nổi tiếng linh thiêng.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích.

7. Chùa Mễ Sở

Chùa có tên là Diễn Phúc Tự, tọa lạc ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Chùa có một kiệt tác điêu khắc cổ Việt Nam, đó là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn. Tượng bằng gỗ, cao 2,80m, bệ cao 0,53m, có số lượng tay hơn 1.000 (1.113 tay) được ghép thành hình vòng cung; đặc biệt có một đôi tay ở sau lưng tượng, tạo thành không gian đa chiều của pho tượng.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Mẹ tôi và câu niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”

8. Chùa Bút Tháp

Chùa có tên là Ninh Phúc Tự, tọa lạc ở bên đê sông Đuống, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Chùa có một kiệt tác của mỹ thuật cổ Việt Nam là bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ sơn son thếp vàng do nhà điêu khắc họ Trương tạc vào năm Bính Thân (1656). Tượng có chiều cao 3,42m (trong đó đầu rồng đội tòa sen cao 0,30m, bệ tượng cao 0,54m); chiều ngang của hai cánh tay xa nhất là 2m; chiều cao của vành tay phụ là 3,70m và đường kính của vành tay phụ là 2,24m. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục vào ngày 04/05/2006 là bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

9. Chùa Bái Đính

Chùa tọa lạc ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chùa được xây dựng quy mô lớn, kỳ mỹ nhất nước. Chùa có điện Quan Âm, trong đó bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng đồng đúc nguyên khối mạ vàng, nặng 90 tấn, cao 11,45m.

Điện thờ Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

Điện thờ Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.

10. Chùa Hà Trung

Chùa tọa lạc ở làng Hà Trung, xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng sa thạch cao 2,46m (phần tượng cao 1,36m, ngang gối 0,87m), được các nghệ nhân Trung Hoa đầu đời Thanh chạm trổ tinh xảo. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục ngày 05/05/2008 là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

11. Đài Quan Âm

Đài Quan Âm tọa lạc trên núi Tứ Tượng, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm được xây dựng vào năm 1969, trùng tu năm 1999. Tượng Bồ tát cao 14m, đài cao 7m trọng lượng 24,6 tấn xi măng. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đang xây dựng khu du lịch tâm linh Bồ tát Quán Thế Âm tại đây.

Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.

Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.

12. Chùa Linh Ứng

Có 3 ngôi chùa Linh Ứng nổi tiếng ở 3 danh thắng du lịch thành phố Đà Nẵng: chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng - Bà Nà và chùa Linh Ứng - Bãi Bụt.

Đặc biệt, trước chùa Linh Ứng - Bãi Bụt tôn trí pho đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng xi măng cốt sắt cao 67m, đường kính tòa sen rộng 35m, được khánh thành vào ngày 30/07/2010, là pho tượng Quán Thế Âm lớn nhất nước ta hiện nay. Tượng đứng tựa vào núi, mặt hướng ra biển; trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm với hình dáng, tư thế khác nhau.

Đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Đại tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

13. Tu viện Giác Hải

Tu viện tọa lạc trên núi Phổ Đà, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa còn giữ một số pho tượng cổ như tượng đức Phật Thích Ca bằng gỗ và tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng thếp vàng. Sân sau tu viện có điện Quan Âm thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá hoa cương, nổi tiếng linh thiêng:Vạn Ninh có núi Phổ Đà,Có chùa Giác Hải, có tòa Quan Âm.

Điện Quan Âm.

Điện Quan Âm.

14. Trúc Lâm Tịnh viện

Tịnh viện tọa lạc trên đỉnh núi của mũi đảo Hòn Tre, tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa tôn trí 72 pho tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, La Hán… bằng gỗ thếp vàng được an vị vào tháng 09/2008. Đặc biệt, ở Quan Âm Các bên phải chùa đặt pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá trắng nặng 10 tấn, cao 14m, đứng trên đài sen được dựng trên một bệ đá hình ngọn sóng, nét mặt thanh tú, bao dung, nhìn ra biển cả.

Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.

Tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

15. Chùa Linh Phước

Chùa tọa lạc ở số 120 đường Tự Phước, tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt 2010, chùa đã thực hiện một pho tượng Phật hoa cao 18m (thân tượng cao 15,5m, tòa sen và đế cao 1,5m, hào quang cao 1m). Tượng Bồ tát Quán Thế Âm được kết bằng 800.000 bông hoa bất tử (khoảng 2,5 tấn) do 600 phật tử và 30 nghệ nhân thực hiện trong khoảng 20 ngày. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa bất tử.

16. Chùa Huê Nghiêm 2

Chùa tọa lạc ở số 299B đường Lương Định Của, quận 2, tp.Hồ Chí Minh.

Bên phải ngôi Chánh điện tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 12m (tượng cao 8m, đài cao 4m) bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn do Hòa thượng Thích Tịnh Từ (Viện chủ Tu viện Kim Sơn tại Hoa Kỳ) cúng dường năm 2003. Pho tượng đã được xác lập kỷ lục vào ngày 23/10/2007 là pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá hoa cương nguyên khối lớn nhất Việt Nam.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

17. Chùa Long Hoa

Chùa tọa lạc ở số 360A Bến Bình Đông, phường 15, quận 8, tp.Hồ Chí Minh.

Ở Quan Âm Các, chùa tôn trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm và 3.000 pho tượng Quan Âm nhỏ.

Quan Âm Các.

Quan Âm Các.

18. Chùa Như Lai

Chùa tọa lạc ở số 229A đường Nguyễn Thái Sơn, phường 5, quận Gò Vấp, tp.Hồ Chí Minh.

Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng gỗ ở điện Phật cao 4m, ngang gối 2,2m được tạo tác vào năm 2007.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

19. Chùa Pháp Hoa

Chùa tọa lạc ở số 229/24B đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

Điện Phật được chùa thiết kế trang nghiêm và tráng lệ. Chùa có nhiều bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm được tạo tác bằng nhiều chất liệu như gỗ, đồng, gốm, ngà… mang tính mỹ thuật, trong đó có nhiều pho tượng cổ.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm (bằng gốm).

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm (bằng gốm).

20. Chùa Phổ Quang

Chùa tọa lạc ở số 64/3 đường Huỳnh Lan Khanh (đường Phổ Quang cũ), quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Chùa hiện đặt văn phòng 2 Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh.

Ở sân trước chùa có động Quan Âm nổi tiếng linh thiêng.

Động Quan Âm.

Động Quan Âm.

21. Chùa Phước Hòa

Chùa tọa lạc ở số 491/14/5 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Chùa thờ đức Phật Bổn sư Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Đây là 3 pho tượng gỗ mỹ thuật nổi tiếng ở thành phố được nghệ nhân Nguyễn Đức Thống tạo tác từ năm 1960 đến năm 1962.

Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm.

Bàn thờ Bồ tát Quán Thế Âm.

22. Chùa Quán Thế Âm

Chùa tọa lạc ở số 90 đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

Chùa có hòn giả sơn cao hơn 20m mang tên An Lạc Sơn thờ tượng Bạch Y Quan Âm. Năm 1991, An Lạc Sơn được trùng tu, tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thập Nhất Diện bằng đá hoa cương màu hồng. Tượng cao 3,20m, nặng 5 tấn do điêu khắc gia Lý Dũng cùng nhóm thợ thực hiện. Đây là pho thuật mỹ thuật nổi tiếng ở thành phố.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thập Nhất Diện.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thập Nhất Diện.

Quán nguyện bốn vị Bồ tát lớn

23. Chùa Thiên Tôn

Chùa tọa lạc ở số 117/3/2 đường An Bình, phường 6, quận 5, TP.Hồ Chí Minh.

Chùa có pho tượng Quan Âm Ngư Lam bằng gốm sứ cao 1,04m.

Tượng Quan Âm Ngư Lam.

Tượng Quan Âm Ngư Lam.

24. Tịnh Xá Trung Tâm

Tịnh xá tọa lạc ở số 21 đường Nguyễn Trung Trực, quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh.

Tịnh xá thuộc hệ phái Phật giáo Khất sĩ. Ở sân trước tịnh xá, tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm đứng trên tòa sen cao 13,50m, hai bên có cặp rồng chầu, mỗi con dài 12m; phía sau bảo tượng là một ngọn giả sơn cao khoảng 15m được xây dựng như núi Phổ Đà thu nhỏ.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

25. Chùa Xá Lợi

Chùa tọa lạc ở số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Chùa được xây dựng vào năm 1956. Ở sân bên trái ngôi Chánh điện có cây Bồ đề do ông Trần Văn Hậu mang về từ Colombo thay thế cây Bồ đề do Ngài Narada mang từ Tích Lan sang tặng chùa năm 1953 đã bị chết. Bên cạnh cây Bồ đề là đài thờ Bồ tát Quán Thế Âm.

Đài thờ Bồ tát Quán Thế Âm.

Đài thờ Bồ tát Quán Thế Âm.

26. Chùa Phật Tích Tòng Lâm

Chùa tọa lạc ở ấp Thanh Nguyên, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ở sân trước chùa có hồ sen, giữa hồ tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 12m vào năm 1963.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

27. Quan Âm Tu viện

Tu viện tọa lạc ở số K2/77 phường Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Tu viện có tôn trí bảo tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ cao 3,5m; đặc biệt là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá trắng cao 7m thờ trong bảo tháp Huyền Diệu Quán Thế Âm cao 14m được tu viện kiến lập vào năm 1968.

Bảo tháp Huyền Diệu Quán Thế Âm.

Bảo tháp Huyền Diệu Quán Thế Âm.

28. Chùa Vạn Linh

Chùa tọa lạc ở độ cao 550m trên núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Ở sân trước chùa có Bảo Các Quan Âm cao 41,50m tôn trí tượng chư Phật, Bồ tát bằng đá quý Thanh Hóa do nghệ nhân Mai Đình Hữu thực hiện những năm 2000 - 2003. Tầng 7 thờ xá lợi đức Phật, tầng 6 thờ Bồ tát Quán Thế Âm, tầng 5 thờ Bồ tát Đại Thế Chí, tầng 4 thờ Bồ tát Văn Thù, tầng 3 thờ Bồ tát Phổ Hiền, tầng 2 thờ Bồ tát Địa Tạng, tầng 1 thờ Bồ tát Di Lặc. Tầng trệt thờ Bồ tát Quán Thế Âm.

Bảo Các Quan Âm.

Bảo Các Quan Âm.

29. Chùa Tam Bảo - Hà Tiên

Chùa tọa lạc ở số 75 đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Sân trước chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên cao 5m, nặng 7 tấn được tôn tạo năm 1974.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

30. Quan Âm Phật Đài - Bạc Liêu

Phật đài tọa lạc tại đường Bạch Đằng, khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Phật Đài bao gồm nhiều công trình kiến trúc như cổng tam quan, Chánh điện, điện Thiên thủ Thiên nhãn, tăng xá… được xây dựng từ năm 2004 trên diện tích 250.000 m2. Trung tâm của Phật Đài là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Tượng Bồ tát cao 11m (chưa kể bệ tượng), được thực hiện vào năm 1973 hoàn thành vào năm 1975.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

31. Chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm

Chùa tọa lạc ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chùa có ngôi Chánh điện lớn nhất Việt Nam. Ngày 20/12/2010, chùa đã tổ chức Lễ an vị tượng Tam Thánh Cực Lạc bằng đá hoa cương. Bộ tượng được tạc trong hai năm 2009-2010 từ 1.000 tấn đá hoa cương gồm: tượng đức Phật A Di Đà cao 15m, bệ cao 2,4m và hai tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, mỗi tượng cao 13,7m. Trọng lượng ba tượng là 580 tấn. Chùa còn có nhiều pho tượng, vườn tượng lộ thiên, đặc biệt là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm, một tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng cao 17m, đứng trên đầu rồng.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

32. Chùa Hải Vân

Chùa tọa lạc ở số 74 đường Hạ Long, tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chùa có ngôi Quan Âm Bảo Điện lớn được xây dựng trên sườn núi, hướng ra Biển Đông. Công trình được khởi công vào năm 1990, hoàn thành năm 1992. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 6m đứng trên đài sen cao 1,2m, tay phải bắt quyết, tay trái cầm bình nước cam lồ, thể hiện tâm nguyện từ bi, cứu khổ ban vui cho chúng sinh.

Quan Âm Bảo Điện.

Quan Âm Bảo Điện.

32 hình ảnh trên, dù có khác nhau về hình thức tôn thờ, chất liệu tạo tác, nhưng đều thể hiện điểm chung nhất là tâm nguyện từ bi, cứu khổ; hạnh nguyện kiên nhẫn, lắng nghe của vị Bồ tát thân thiết, gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Có thể nói, Quán Thế Âm là vị Bồ tát có hình tướng thể hiện cực kỳ linh động và phong phú bậc nhất trong hệ thống thờ tự Phật giáo nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung. Sự phổ biến mạnh mẽ của hình tượng này đã chứng tỏ sức mạnh vi diệu của từ bi, trí tuệ Phật giáo. Tiến sĩ Vũ Quân Phương, Khoa trưởng Phân khoa Tôn giáo Đại học Quốc gia New Jersey (Hoa Kỳ) đã nhận xét: Quán Thế Âm là vị Bồ tát của một nửa Á Châu. Lời nhận xét đó thiết tưởng đã khái quát trọn vẹn sự ảnh hưởng của Ngài đối với phật tử từ xưa đến nay.

Thông điệp từ bi ngày khánh vía đức Bồ Tát Quan Thế Âm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Media 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Tôn tượng Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen được tạo tác như nào?

Media 16:14 15/04/2024

Tạo tác từ 6,688 viên đá sa thạch theo một cách thức gợi liên tưởng đến bí quyết người Ai Cập cổ tạo nên Kim Tự Tháp, tôn tượng Di Lặc Bồ Tát được đánh giá là một kỳ tích trên nóc nhà Nam bộ.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Media 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Khai mạc triển lãm tưởng niệm 10 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch

Media 18:30 01/04/2024

Chiều 31-3, triển lãm về cuộc đời và đạo nghiệp của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã được khai mạc tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức).

Xem thêm