Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/11/2023, 18:52 PM

4 hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi và 2 biện pháp khắc phục

Trì Chú Đại Bi được nhiều Phật tử học đạo thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên có khá nhiều hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi gây gây hoang mang cho một số Phật tử mới. Điều này không có gì lạ bởi những hiện tượng lạ này khá tương đồng khi niệm Phật.

Hiểu rõ các hiện tượng và cách xử lý giúp các Phật tử an tâm hơn khi trì Chú Đại Bi.

Các hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi

Rất nhiều Phật tử khi mới học đạo phân vân về các hiện tượng lạ xảy ra khi trì Chú Đại Bi. Ví dụ như hiện tượng hôn trầm, trạo cự, tán loạn, nghi ngờ. Mỗi hiện tượng lạ có những nguyên nhân và cách xử lý khác nhau dưới đây.

Tán loạn

Một hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi tiếp theo mà nhiều người gặp phải là sự tán loạn trong tâm trí. Đây là chướng ngại của việc tĩnh tâm đọc thần chú bởi vì thần trí của bạn trở nên hoảng hốt. Lúc này đừng quá lo lắng mà bạn hãy kiên nhẫn niệm thần chú để thân tâm bình an, đưa bạn vào hành trình thiền định nhanh chóng. 

Hãy tin rằng niệm Chú Đại Bi sẽ giúp mỗi người thăng tiến nhanh hơn vào những nấc thang thiền kế tiếp. Do vậy bạn đừng quá lo ngại những hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi này làm ảnh hưởng đến việc tụng niệm.

Hôn trầm

Hôn trầm là trạng thái cơ thể lắc lư, buồn ngủ khi đang tụng niệm Chú Đại Bi. Lúc này Phật tử sẽ bắt đầu thiếu sự tập trung, mất tỉnh giác, niệm rời rạc, có khoảng trống cho sự ngủ xen vào. Đây là hiện tượng rất phổ biến mà những người tu hành mới bắt đầu thường gặp phải. 

Điều này xuất phát một phần từ sự thiếu chú tâm, là trạng thái nặng nề của cơ thể. Tâm thức của bạn lúc này khá mờ tối gây ra tâm trạng uể oải, lừ đừ và chán nản. Chính tâm lý tiêu cực, trầm nịch này sẽ làm chướng ngại sự tu tập thiền định của mỗi người.

Trong thời gian đầu khi tâm chưa thuần, các Phật tử cần nỗ lực, kham nhẫn, không nên thối tâm hay bỏ cuộc sớm. Khi hành giả thiết lập được chánh niệm,, tâm an định thì hiện tượng lạ hôn trầm sẽ giảm thiểu dần.  

Cách xử lý hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi hôn trầm là bạn cần điều hòa thân tâm, thiết lập đời sống quân bình, ngủ đủ giấc. Ngoài ra không nên ăn quá no, ngồi thẳng lưng, thả lỏng các cơ bắp, thân tâm thư giãn hoàn toàn. 

Khi phát hiện bị hôn trầm thì hành giả hãy khởi sự lại từ đầu. Nếu hôn trầm kéo đến nhiều lần, nên tạm dừng trì chú để vuốt mắt, nhéo tai, xoa bóp tay chân giúp máu huyết lưu thông và tiếp tục trì niệm lại.  

Hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi – Trạo cự

Ngược với trạng thái hôn trầm nêu trên thì trạo cử là việc tâm dao động bất biến không ngừng. Cụ thể người tụng niệm Chú Đại Bi khó tập trung, miên man với nhiều vọng tưởng, tâm loạn. Điều này sẽ ngăn trở công hành giả phu tiến vào Chánh định, chướng đạo giải thoát.

Khi tâm của bạn không thể tập trung với các câu trì chú thì bạn không trốn tránh và tìm cách khắc phục. Đừng tỏ ra tức giận, chán nản, muốn bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình không phù hợp để niệm Chú Đại Bi. Việc kiên trì, bền bỉ và tinh tấn lâu ngày sẽ giúp bạn làm chủ tâm, tâm được an trú, tịnh chỉ.

Toàn thân của bạn lúc này cần phải thả lỏng, chú tâm niệm đầy đủ không thiếu sót, tai nghe tiếng rõ ràng để loại bỏ trạo cự. Khi bạn chuyên tâm vào thần chú, không cố xua đuổi hay tức giận thì những vọng tưởng làm tâm rối bời đó sẽ tự sinh, tự diệt, tự đến rồi tự đi.

Nghi ngờ

Trạng thái nội tâm của bạn đặt nhiều câu hỏi rối ren khi trì chú còn gọi là hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi nghi ngờ. Cụ thể nhiều Phật tử lo lắng tự hỏi bản thân có làm được không hay nghi vấn về pháp hành… Đây chính là chướng ngại, trở thành sự xâm chiếm gây lu mờ tri kiến thanh tịnh.

Trước khi chọn thực hiện trì chú Đại bi thì mỗi người cần phải tìm hiểu kỹ, có niềm tin vững chắc. Đặc biệt, bạn cần hiểu rõ phương pháp kỹ thuật, mục đích tu tập để vững tin hơn trên con đường trì Chú Đại Bi.

Biện pháp khắc phục hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi

hien-tuong-la-khi-tri-Chu-Dai-Bi-3

Như trên, chúng ta đã biết các hiện tượng lạ khi tụng niệm Chú Đại Bi gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý mỗi người khi tu hành. Do đó, các hành giả nên thực hiện các biện pháp khắc phục như sau để việc niệm chú diễn ra hiệu quả.

Giữ tâm luôn thanh tịnh, cơ thể sạch sẽ

Trước khi trì niệm Chú Đại Bi, mỗi người nên thanh tịnh nơi thân, giữ cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó cần mặc các loại trang phục nghiêm trang, gọn gàng, thoải mái. Hãy lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng đãng, sạch sẽ để tạo cho bạn cảm giác dễ chịu trong lòng.

Tin tưởng vào chú Đại Bi

Tâm thức của bạn hoàn toàn tin tưởng vào chánh niệm, vào mục đích tu hành thì khi hành thiền sẽ loại bỏ được các hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi. Trong hành thiền, mọi nghi ngờ hoàn toàn tan biến khi bạn có người dẫn đường đáng tin cậy.

Ngoài ra, để hạn chế các hiện tượng lạ trên thì khi niệm chú bạn cũng không nên ăn quá no, hãy ngồi tư thế thoải mái nhất. Quan trọng là luôn duy trì sự chú tâm vào thần chú để loại bỏ sự xao nhãng.

Các hiện tượng lạ khi trì Chú Đại Bi nêu trên không quá đáng ngại và rất dễ gặp ở người mới tu hành. Việc tìm cách giải quyết hiệu quả sẽ mang đến cho mỗi người sự tự tin khi niệm chú.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đi tìm lõi cây

Kiến thức 16:17 27/04/2024

Ngày nay, khi đạo Phật ngày càng phát triển thì việc học Phật được quan tâm và chú trọng đặc biệt.

Nguồn gốc An cư kiết hạ

Kiến thức 16:05 27/04/2024

Ba tháng an cư là để cho Tăng Ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi vô lượng của đức Phật. Kế đến, nhân mùa an cư, Tăng Ni tụ hội lại một nơi, thỉnh những vị đạo cao đức trọng nhắc nhở, dạy bảo tu hành.

Ý nghĩa, tính năng và các chủng loại Mandala

Kiến thức 15:00 27/04/2024

Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Xem thêm