Thứ, 10/10/2022, 05:39 AM

5 quyển tiểu thuyết về Phật giáo hay cho ta nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống

Những cuốn sách Phật giáo hay sẽ mang chúng ta đến nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống. Hãy để tâm hồn bạn được thanh tịnh trong những bài học sâu sắc dưới ánh sáng của Phật pháp.

 1. Câu Chuyện Dòng Sông

Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phận làm người. Trọn tác phẩm của ông là lới thánh ca bay vút lên chín tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống và lòng hướng vọng nghìn đời của con người…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Câu chuyện dòng sông là cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Đây là tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu.

Cuốn sách kể lại chuyện xảy ra ở Ấn Độ vào thời cổ đại vào khoảng thời gian của Phật (thế kỷ thứ 6 TCN). Truyện bắt đầu khi Siddhartha, con của một Brahmin, bỏ nhà ra đi để tham gia những nhà tu khổ hạnh cùng với người bạn thân là Govinda. Cả hai đều ra đi để tìm sự khai sáng. Siddhartha đã đi qua một chuỗi các thay đổi và tự nhận thức khi anh cố gắng đạt được mục đích này.

2. Đức Phật, Nàng Savitri Và Tôi

Một cô gái, được tôn là Nữ Thần Đồng Trinh, sau khi giải nghệ trở thành hướng dẫn viên du lịch, đồng thời là người kể chuyện dân gian.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một cô công chúa ở Ấn Độ cổ đại, bị truy nã, phải chạy trốn qua nhiều vương quốc trên khắp tiểu lục địa. Cuộc chạy trốn kéo dài hơn bốn mươi năm cùng với tình yêu suốt đời dành cho vị hoàng tử, sau này là Đức Phật. Cuộc đời Đức Phật Thích Ca được tái hiện với nhiều chi tiết ít được biết đến. Xã hội Ấn Độ cổ đại và đương đại. Những nhân vật của hơn 2.500 năm trước và của ngày hôm nay. Những âm mưu, những cuộc truy đuổi, tình yêu và đức tin, cái mới và cái cũ… Đó là tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi.

3. Hoàng Tử Và Thây Ma

Trong sách Hoàng tử và thây ma truyện cổ Tây Tạng về nghiệp này, một hoàng tử phải bắt một thây ma (zombie) có thần thông và đưa trở về xứ sở của mình, nhưng để thành công, hoàng tử không được nói với thây ma dù chỉ một lời. Thây ma rất xảo quyệt, và trong suốt hành trình dài, nó kể những câu chuyện hấp dẫn. Mê say với câu chuyện, hoàng tử buột miệng thốt ra lời bình luận. Ngay khoảnh khắc chàng mở miệng, thây ma thoát đi mất, và hết lần này tới lần khác, hoàng tử phải trở lại Ấn Độ để bắt. Kịch bản cứ lặp đi lặp lại cho tới khi hoàng tử thật sự học được bài học về nghiệp báo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phiên bản sách Tây Tạng của Hoàng tử và thây ma chứa đựng giá trị Phật giáo, đặc biệt những hiểu biết liên quan đến quy luật nhân quả, hạnh phúc và khổ ải, cũng như con đường trí huệ dẫn tới giải thoát.

4. Truyện Phật Thích Ca

Truyện Phật Thích Ca là tác phẩm được học giả Đoàn Trung Còn biên soạn từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Dựa vào những truyện tích còn được ghi lại trong kinh điển đạo Phật, ông đã xây dựng tác phẩm theo kiểu tiểu thuyết chương hồi, nhằm giúp người đọc có thể học biết về cuộc đời đức Phật Thích-ca một cách dễ dàng và thú vị hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sách đã được tái bản rất nhiều lần, nay còn được hiệu đính chỉnh sửa và nhuận sắc văn chương nên càng tăng thêm giá trị. Thông qua sách này, cuộc đời đức Phật sẽ được thể hiện một cách sinh động và lôi cuốn. Tuy vậy, sách vẫn giữ được tính trung thực và chuẩn xác khi tường thuật về những sự kiện trong cuộc đời đức Phật.

5. Ẩn Tăng - Biểu Tượng Thất Truyền Của Châu Á

Câu chuyện của “Ẩn Tăng” bắt đầu khi Tống Hán Thành - một nhà nghiên cứu Phật giáo người Trung Quốc nhận được một bức email bí hiểm. Không có chữ ký, cả bức thư chỉ là một chuỗi các ký tự khó hiểu và một bức ảnh đen trắng chụp một ngôi chùa, hình ảnh mờ nhạt, nước ảnh đã ố vàng, trông giống như một bức ảnh cũ được scan lại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau một hồi quan sát rất kỹ, anh mới thấy được ở một góc của bức ảnh là ba người, trong đó bạn thân của anh, giáo sư tôn giáo người Nhật Bản – Nakamura đứng giữa, bên cạnh là một tăng sỹ và một cụ già mặc trang phục bản địa. Trên địa chỉ của người gửi chỉ có một ký hiệu thần bí –Ravanna. Trong đầu Hán Thành bỗng có một cảm giác bất an, Ravanna là tên một vị thần ác trong sử thi Ấn Độ cổ…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm