Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/01/2019, 10:51 AM

'Dị nhân' dịch giả Nguyễn Tiến Văn dịch sách Phật giáo bên nhà trọ cạnh cổng trại giam Chí Hòa

Tôi gặp lại dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada, sau nhiều năm ẩn dật, hầu như không tiếp xúc với báo chí. Nhiều năm nay ông thuê phòng trọ ngay sát cửa khám Chí Hòa, trong nhà trọ chứa toàn sách. 10 năm trước, Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM đã tiếp nhận 18.200 cuốn sách do ông trao tặng.

Người ta gọi ông là 'dị nhân', nhưng chúng tôi  hiểu, ông là 'kỳ nhân' và công đức vô lượng!

Hỏi: “Từ Canada về Việt Nam sống trong ngôi nhà trọ tồi tàn như một nhà hoang để dịch sách anh thấy sao?”

Nguyễn Tiến Văn thản nhiên: “Người ta sống được thì tôi sống được”.

Sau một đêm thức trắng để in sách ngoại văn từ mạng ra đọc trong căn phòng trọ tồi tàn quây bằng mái tôn, ông bình thản như thường, nói: “Kể từ khi về Việt Nam 2005, tôi đã dịch hàng trăm cuốn sách. Tháng nào cũng dịch. Tôi dịch nhiều đến nỗi không nhớ tên sách mình dịch. Nói đúng ra, sách chủ tâm dịch tôi mới quan tâm, còn sách các nơi thuê tôi dịch chỉ là công việc để có tiền mà sống. Tôi thích nhất trên đời là đọc thơ, nhưng đọc thơ không ai trả tiền nên tôi phải làm nghề dịch sách”.

Học chữ bạn tù

Năm 16 tuổi,ông Văn từ Hà Nội một mình vào Sài Gòn, tính chơi vài bữa rồi về, nhưng rồi đất nước chia cắt, ông cứ ở Sài Gòn mãi. Ông bảo đi máy bay vào, tính chơi thời gian, tổng tuyển cử rồi ra. Sau đó kẹt lại. Ông nói: “Đời tôi chỉ có một thú vui đó là đọc sách”.

Lúc còn trẻ, ông đã thành lập một nhà xuất bản, đã đến gặp dịch giả nổi tiếng Nguyễn Hiến Lê để tranh luận về ngôn từ dịch thuật. Nguyễn Hiến Lê rất đỗi ngạc nhiên, nói: “Anh là ai? Tôi không biết anh, còn tôi đã dịch mấy chục cuốn sách nổi tiếng ai cũng biết, anh đòi góp ý cho tôi thật à?”.

10 năm trước, Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM đã tiếp nhận 18.200 cuốn sách do dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada, trao tặng. Ông là dịch giả của rất nhiều sách Phật giáo và nhiều thể loại nghiên cứu khoa học xã hội khác.

10 năm trước, Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM đã tiếp nhận 18.200 cuốn sách do dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada, trao tặng. Ông là dịch giả của rất nhiều sách Phật giáo và nhiều thể loại nghiên cứu khoa học xã hội khác.

Nhà xuất bản Nguồn Sáng của ông in cả trăm cuốn sách. Nhưng đúng vào thời điểm cuốn sách ông tâm đắc nhất là cuốn Lũ người quỷ ám của Dostoievsky thì ông lại ngồi tù. Ông kể: “Cuốn sách dịch dựa vào 1 bản tiếng Pháp 2 bản  tiếng Anh, xuất bản ra trên 1.000 trang. Cuốn sách dịch in khi tôi đang ở tù, nên lấy tên người bạn chứ không lấy tên tôi. Tôi đi tù trong Chí Hòa vì không chịu cầm súng ra chiến trường, họ khép vào tội bất phục tùng dân sự, bắt giam tôi vào khám Chí Hòa”.

Trong tù, ban đêm nhiều người mua dao lam, tự cắt 2 đốt xương của ngón tay trỏ, không lẩy cò được để không đi lính, đa số họ là tu sĩ của Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, sau phải ra tòa về tội hủy hoại thân thể, cố tình chống lại lệnh quân dịch.

Với giọng nói rền vang và vẫn tính cách ngang ngạnh, dịch giả Nguyễn Tiến Văn nói: “Họ bắt tôi vào tù để cho tôi phải sợ hãi. Nhưng tôi thấy ở tù rất thoải mái, tôi tính ở tù cho hết chiến tranh. Không tốn tiền thuê nhà, không lo cơm ăn. Lúc đó tôi học được rất nhiều. Nguyên do là nhiều cán bộ mặt trận giải phóng đi tù cùng tôi trong Chí Hòa, có mấy ông già 50-60 tuổi, rất giỏi về làm thuốc, các ông ấy dạy cho tôi về nghề thuốc Đông Y, nhưng tôi học chủ yếu là để trau dồi chữ Nho. Trong tù, tôi cứ học chữ nho ông này nửa giờ, thầy mệt, tôi lại học ông kia một tí. Lúc đó tôi nghĩ chữa bệnh tinh thần cho xã hội quan trọng hơn, vì chữa bệnh thân thể mà bệnh tinh thần không chữa thì không ổn, nên cố học lấy chữ nho để sau này nghiên cứu dịch thuật”.

Tù nhân Nguyễn Tiến Văn thuộc lòng các tác phẩm “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”… Mấy cán bộ cách mạng bị bắt, có người thăm nuôi. Đôi khi có trà, mời nhau uống trà, chỉ cần anh Văn đọc “Truyện Kiều” cho anh em tù nhân nghe.

“Có sống trong tù, tôi mới thấy tấm lòng của người Việt ta với văn thơ. Buồn là sau khi ra tù, gặp nhiều anh em văn nghệ sĩ mà trong nhà họ không có nổi một cuốn “Truyện Kiều”, đó là vì người ta có dễ dàng quá, nên người ta khinh không biết lưu giữ”.

Tặng đời cả kho sách

Tháng 9/2008, giới học thuật xôn xao trước thông tin: Viện Nghiên cứu xã hội TPHCM tiếp nhận 18.200 cuốn sách do dịch giả Nguyễn Tiến Văn, Việt kiều Canada, trao tặng. Số sách trên bao gồm hơn 17.000 cuốn sách tiếng Anh, gần 900 sách tiếng Hoa và khoảng 300 sách các ngôn ngữ khác (Pháp, Đức, Việt…), chủ yếu là các loại sách nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Trong số đó có các cuốn từ điển nổi tiếng như “Từ Hải”, “Triết học phương Tây”, “Britannica”, “Nho học”, “Đạo tạng”… Lúc ấy, ông Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Viện trưởng Viện NCXH phát biểu: Sắp tới, kho sách này sẽ được trang bị thêm hệ thống máy tính và một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu tra cứu và xây dựng thư viện điện tử.

Thời điểm đó, kho sách chưa đưa vào hoạt động do quá lớn, còn phải qua quá trình làm mục lục và phân loại chủ đề, dự kiến công việc phải tiến hành để trong năm 2009 các nhà nghiên cứu, sinh viên được sử dụng số sách trên.

Nguyễn Tiến Văn trở về với việc công quả lớn như thế, nhưng ông cho là rất bình thường.

Làm việc

Làm việc "công quả" lớn vậy, nhưng ông cho là rất bình thường. Trong căn phòng trọ ngay sát cửa khám Chí Hòa, ông Nguyễn Tiến Văn nằm đất, đói thì nấu cơm gạo lứt ăn.Bậc trí giả không cảm thấy bị cuộc sống vật chất chi phối (Ảnh: Tam Lệ)

 Phá cái ngu của bản thân

Trong căn phòng trọ ngay sát cửa khám Chí Hòa, ông Nguyễn Tiến Văn nằm đất, đói thì nấu cơm gạo lứt ăn. Hẳn ông lấy những kỷ niệm trong khám Chí Hòa làm động lực làm việc, ông nói: “Học và hành là một, học mà không hành thì không gọi là học”. Cách đây mười năm, tôi gặp ông Văn lúc ông thuê nhà ở quận 4 – cũng là nơi nhà nghèo thường ở.

Vài năm gần đây dịch giả Nguyễn Tiến Văn được biết đến như một dịch giả đem đến cho độc giả nhiều cuốn sách nghiên cứu về Phật giáo rất chất lượng, hiện đại và hữu dụng. Ông tâm sự: “Vì sao tôi dịch cuốn Đạo Phật và Đạo Bằng Hữu (tác giả Subhamati – Subhuti)? Nhiều người ngày nay không quan tâm đến đạo bằng hữu, song không có đạo hữu thì không thể tu tập được”.

Ông thích những quan niệm về Từ Bi và Tính Không trong Phật giáo: “Trong tiếng Phạn có hai từ khác nhau là bi tâm và từ tâm. Bi tâm là tâm buồn vì sự đau khổ của người khác. Từ tâm là cái tâm chữa cái khổ của chúng sanh.

Có người băn khoăn về nét mặt đau khổ của các vị La Hán chùa Tây Phương? Phải chăng các vị La Hán bất lực trước sự khổ đau?

Không phải, đó là hình ảnh về bi tâm, về sự cảm thông của các vị La Hán với nỗi đau khổ mà con người trải qua”.

Về Tính Không, dịch giả Nguyễn Tiến Văn nói: “Sách kinh điển nói rằng vạn vật không có bản chất, không vĩnh cửu, vô thường. Không nên nghĩ có cái gì là mãi mãi. Tính Không áp dụng vào người là vô ngã, áp dụng vào vạn vật là vô thường”. Tranh: Nguyễn Văn Hổ

Về Tính Không, dịch giả Nguyễn Tiến Văn nói: “Sách kinh điển nói rằng vạn vật không có bản chất, không vĩnh cửu, vô thường. Không nên nghĩ có cái gì là mãi mãi. Tính Không áp dụng vào người là vô ngã, áp dụng vào vạn vật là vô thường”. Tranh: Nguyễn Văn Hổ

Nguyễn Tiến Văn dịch hàng loạt sách tư tưởng, văn hóa có giá trị như: “Điều gì khiến chúng ta hiện hữu trên đời?” (Tác giả  Kentetsu Takamori ), “Hợp nhất với thần linh” (Swami Muktananda), “Giải thoát tâm đức” (Thubten Chodron),“Tâm vô lượng”(Andrew Olendzki)…

Những tác phẩm nghiên cứu tiếng Việt của ông Phan Khôi được Nguyễn Tiến Văn xem là “quan trọng nhất đối với cuộc đời tôi”, một cuốn nữa là cuốn “Kinh thi Việt Nam” của Trương Tửu, ông bảo rất hàm ơn vì giúp mình yêu thích ca dao tục ngữ. Cả cuộc đời nghiên cứu và xuất bản, dịch giả không chạy theo phong trào và hào quang lăng xê mà đi tìm những giá trị thực bị lãng quên: “Người viết văn ở miền Nam hay nhất theo tôi là Đỗ Long Vân. Chính tôi sưu tầm, hiệu đính để góp phần mới đây in được 2 cuốn sách cho ông ấy. Một chữ của Đỗ Long Vân tôi cũng coi trọng, dù ông ấy nhỏ tuổi hơn tôi”.

Với Nguyễn Tiến Văn, ngôn ngữ không đơn giản mà nó là kho tàng chứa đựng các kiến thức từ đơn giản đến huyền vi của dân tộc Việt Nam.

Năm 30 tuổi, dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã viết bài về “Thế chân vạc của ngôn ngữ văn tự Việt”, đăng 2 số Tân Văn mỗi số 15 trang. (Đề tên tác giả cùng với Đào Mộng Nam) trong đó có viết: “Nước nào tổng hợp được đạo học và khoa học để cho con người có được một thể nghiệm và trực giác toàn diện về thực tại sẽ dẫn đầu sự trở về nguồn. Nguồn này cũng chính là tương lai của con người sống trọn vẹn ra người”.

Có lẽ sống giữa đạo học và khoa học chính là niềm hạnh phúc vượt mọi thời gian của dịch giả Nguyễn Tiến Văn.

Hỏi “Từ Canada về Việt Nam sống trong ngôi nhà trọ tồi tàn như một nhà hoang để dịch sách anh thấy sao?”

Nguyễn Tiến Văn thản nhiên “Người ta sống được thì tôi sống được”. 

Nguyễn Tiến Văn dịch hàng loạt sách tư tưởng, văn hóa có giá trị như: "Đạo Phật và Đạo Bằng Hữu" (tác giả Subhamati – Subhuti), “Điều gì khiến chúng ta hiện hữu trên đời?” (Tác giả Kentetsu Takamori ), “Hợp nhất với thần linh” (Swami Muktananda), “Giải thoát tâm đức” (Thubten Chodron),“Tâm vô lượng”(Andrew Olendzki)…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm